LuatVietnam

Flow | Bảo hộ lao động

Found 17 records | Latest update: 24-Jul-2023

HƯỚNG DẪN
blue-check 1/4/2023 Danh mục các phương tiện bảo hộ phải cấp phát cho người lao động (mới) English attachment
(Thông tư số 25/2022/TT-BLĐTBXH)

Thông tư ban hành mới Danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân phải trang bị cho người lao động làm việc trong những ngành, nghề độc hại, nguy hiểm (xem Phụ lục I đính kèm). Read more

Cần lưu ý, ngoài những ngành, nghề độc hại, nguy hiểm phải trang bị bảo hộ lao động quy định tại Phụ lục I, doanh nghiệp còn phải chủ động xây dựng danh mục và cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Các nghề, công việc chưa quy định tại Phụ lục I nhưng doanh nghiệp xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại;

b) Các nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I nhưng cần bổ sung danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo đảm ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề, công việc cụ thể tại cơ sở mình, khuyến nghị của nhà sản xuất đối với từng loại phương tiện bảo hộ để quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo hộ cấp phát cho người lao động.

Nếu phương tiện bảo hộ đã cấp phát bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng, doanh nghiệp phải trang bị lại cho người lao động và được yêu cầu bồi thường nếu người lao động làm mất, hư hỏng phương tiện bảo hộ mà không có lý do chính đáng.

Doanh nghiệp phải lập sổ trang cấp, theo dõi việc cấp phát phương tiện bảo hộ lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2023 và thay thế Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXHstatus1 ngày 12/02/2014.

blue-check 17/8/2015 Đồ bảo hộ lao động xuất trả thay lương phải lập hóa đơn và tính thuế GTGT
(Công văn số 54080/CT-HTr)

Văn bản trả lời vướng mắc liên quan đến việc lập hóa đơn khi xuất quần áo bảo hộ lao động, xuất hàng mẫu quảng cáo và trích khấu hao đối với vườn cây quanh khuôn viên công ty Read more

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTCstatus2 , đối với quần áo bảo hộ xuất cho người lao động dưới hình thức "trả thay lương" thì phải lập hóa đơn và tính nộp thuế GTGT như hàng hóa mua bán

Trường hợp Công ty thực hiện gia công quần áo bảo hộ và xuất quần áo cho người lao động sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì được xem là "tiêu dùng nội bộ". Theo đó, vẫn lập hóa đơn, nhưng không phải tính nộp thuế GTGT (khoản 2 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC)

Đối với hàng mẫu để quảng cáo, nếu tuân thủ quy định của pháp luật thương mại về khuyến mại thì trên hóa đơn được miễn tính thuế GTGT. Ngược lại, phải tính thuế GTGT như hàng biếu tặng (khoản 5 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC)

Về vườn cây quanh khuôn viên công ty, nếu đáp điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTCstatus2 thì được ghi nhận là TSCĐ hữu hình, thời gian trích khấu hao theo Phụ lục I

blue-check 30/8/2010 Các khoản chi về tiền lương và bảo hộ lao động không bắt buộc thể hiện trên cùng bảng lương
(Công văn số 3339/TCT-CS)

Trả lời câu hỏi về việc các khoản chi về tiền lương và bảo hộ lao động có bắt buộc phải chi trên cùng một bảng lương hay không, Tổng cục Thuế cho rằng không bắt buộc các khoản chi về tiền lương và bảo hộ lao động phải thể hiện trên cùng một bảng lương, chỉ cần đáp ứng được quy định tại điểm 1 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTCstatus1

blue-check 14/3/2008 Tăng cường công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động English attachment
(Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg)

Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trên các công trình trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở khai thác khoáng sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng...; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động. Bộ Công an chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10status2 và Nghị định số 35/2003/NĐ-CPstatus1 . Người sử dụng lao động, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tăng cường tự kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động; bố trí đủ cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động.

THAM KHẢO
blue-check 24/7/2023 DNCX có được miễn thuế khi nhập khẩu quần áo đồng phục cho nhân viên?
(Công văn số 3848/TCHQ-TXNK)

Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu quần áo từ nước ngoài, gửi vào kho ngoại quan và bán cho DNCX để nhân viên sử dụng thì đây là hàng tiêu dùng, sử dụng hàng ngày hoặc có sự luân chuyển thường xuyên ra vào DNCX nên không đủ cơ sở để xác định mặt hàng này chỉ sử dụng trong DNCX. Do đó, không thuộc đối tượng không chịu thuế NK theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế XNK số 107/2016/QH13 và không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12status2 . Read more

Khi DNCX làm thủ tục nhập khẩu lô hàng quần áo này phải kê khai, nộp đủ các loại thuế theo quy định. Tờ khai nhập khẩu sử dụng mã loại hình A11.

Liên quan đến chính sách thuế và thủ tục hải quan đối với quần áo đồng phục nhập khẩu sử dụng tại DNCX, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn tại các Công văn số 2751/TXNK-CST ngày 05/4/2019, số 7576/TXNK-CST ngày 20/8/2019, số 1478/TCHQ-GSQL ngày 26/4/2022.

XEM THÊM
blue-check 1/1/2009 Tiêu chuẩn về găng tay bảo hộ lao động
(Tiêu chuẩn Việt Nam số 8084:2009)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho: Read more

- Găng tay và găng tay bao nhiều ngón dùng để cách điện thường được sử dụng cùng với găng tay bảo hộ lao động bằng da trùm ra ngoài găng tay cách điện để bảo vệ về cơ;

- Găng tay và găng tay bao nhiều ngón dùng để cách điện có thể sử dụng mà không cần găng tay khác trùm ra ngoài để bảo vệ cơ.

Nếu không có qui định khác, thuật ngữ "găng tay" bao gồm găng tay và găng tay bao nhiều ngón. Thuật ngữ "găng tay cách điện" là găng tay chỉ đáp ứng bảo vệ về điện. Thuật ngữ "găng tay kết hợp" là găng tay cung cấp cả bảo vệ về điện và về cơ.

Tiêu chuẩn thay thế TCVN 5586:1991, TCVN 5588:1991, TCVN 5589:1991;

Tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương với IEC 60903: 2002; TCVN 8084 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

blue-check 9/12/2010 Danh sách Hội đồng bảo hộ lao động năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
(Quyết định số 3304/QĐ-BNN-CB)

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ danh sách thành viên Hội đồng quy định tại Quyết định số 1604/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Kiện toàn Hội đồng Bảo hộ lao động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

HẾT HIỆU LỰC
stop-check 24/5/2022 Cách sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân để phòng Covid-19 (mới nhất)
(Quyết định số 1341/QĐ-BYTstatus1 )

Quyết định ban hành mới hướng dẫn về cách sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân để tránh lây nhiễm Covid-19, bao gồm: Read more

1. Găng tay y tế

2. Khẩu trang y tế

3. Khẩu trang hiệu suất lọc cao

4. Áo choàng

5. Tấm che mặt hoặc kính bảo hộ

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Thay thế Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 ban hành theo Quyết định số 4159/QĐ-BYTstatus1 ngày 28/8/2021.

stop-check 27/5/2010 Chương trình khung đào tạo ngành thống kê, văn thư, bảo hộ lao động
(Thông tư số 11/2010/TT-BLĐTBXHstatus1 )

Chương trình khung quy định tại Thông tư này gồm: Read more

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “ Thống kê doanh nghiệp” (Phụ lục 1);

2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “ Văn thư hành chính” (Phụ lục 2);

3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “ Công tác xã hội” (Phụ lục 3);

4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “ Bảo hộ lao động” (Phụ lục 4).

Thông tư có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

stop-check 18/11/2007 Mã số danh mục chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động
(Quyết định số 88/2007/QĐ-BTCstatus1 )
stop-check 23/3/2005 Thành lập Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động
(Quyết định số 40/2005/QĐ-TTgstatus1 )

Hội đồng QG về Bảo hộ lao động có nhiệm vụ tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc xác định phương hướng, cơ chế chính sách liên quan đến Bảo hộ lao động, làm đầu mối phối hợp giữa các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể về công tác BHLĐ, để bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. Thành viên Hội đồng do quan chức các Bộ có liên quan kiêm nhiệm và do Bộ trưởng Bộ Lao động TBXH làm Chủ tịch Hội đồng.

stop-check 17/8/2000 Danh mục bảo hộ lao động dành cho người lao động làm nghề nguy hiểm, độc hại (bổ sung)
(Quyết định số 722/2000/QĐ-BLĐTBXHstatus1 )

Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

stop-check 1/1/2000 Danh mục bảo hộ lao động dành cho người lao động làm nghề nguy hiểm, độc hại (bổ sung)
(Quyết định số 1320/1999/QĐ-BLĐTBXHstatus1 )

Sửa đổi một số mục trong Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại đã ban hành kèm theo Quyết định số 955/1998/QĐ-BLĐTBXHstatus1 ngày 22/9/1998 (Phụ lục số 2 kèm theo). Read more

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2000

stop-check 15/11/1998 Hướng dẫn việc bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất English attachment
(Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVNstatus1 )

Thông tư đính kèm các Phụ lục gồm: Read more

- Phụ lục 1: Hướng dẫn việc phân định trách nhiệm quản lý của cán bộ quản lý và các bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp

- Phụ lục 2: Nội dung chi tiết của kế hoạch bảo hộ lao động

- Phụ lục 3: Hướng dẫn về nội dung, hình thức và tổ chức việc kiểm tra công tác bảo hộ lao động

- Phụ lục 4: Mẫu báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động

Thông tư có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; bãi bỏ các thông tư số 04-LĐ-TT ngày 9-5-1966 của Bộ Lao động hướng dẫn về trách nhiệm của cán bộ quản lý sản xuất và tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động ở xí nghiệp; Thông tư số 13/TT-LB ngày 17-10-1968 của Liên Bộ Lao động - Y tế hướng dẫn chế độ tự kiểm tra về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động tại xí nghiệp; Thông tư số 16-TT/LB ngày 7-12-1966 của Liên Bộ Lao động - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hướng dẫn việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động; Thông tư số 06/LĐ-TT ban hành ngày 12-5-1981 của Bộ Lao động hướng dẫn việc báo cáo định kỳ về thực hiện công tác bảo hộ lao động; Quyết định số 473/LĐTBXH-QĐ ngày 08-08-1992 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chế độ báo cáo về điều kiện lao động bảo hộ lao động; Thông tư số 01/TT-LB ngày 26-1-1966 của Liên Bộ Lao động - Tổng Công đoàn hướng dẫn về nhiệm vụ bảo hộ lao động và tổ chức bộ máy bảo hộ lao động của công đoàn cơ sở và các văn bản khác có nội dung trái với các quy định của thông tư này

stop-check 21/2/2002 Danh mục bảo hộ lao động dành cho người lao động làm nghề nguy hiểm, độc hại (bổ sung) English attachment
(Quyết định số 205/2002/QĐ-BLĐTBXHstatus1 )
stop-check 31/10/1998 Quy định về bảo hộ lao động trong doanh nghiệp
(Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐstatus1 )

. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; bãi bỏ các thông tư số 04-LĐ-TT ngày 9-5-1966 của Bộ Lao động hướng dẫn về trách nhiệm của cán bộ quản lý sản xuất và tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động ở xí nghiệp; Thông tư số 13/TT-LB ngày 17-10-1968 của Liên Bộ Lao động - Y tế hướng dẫn chế độ tự kiểm tra về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động tại xí nghiệp; Thông tư số 16-TT/LB ngày 7-12-1966 của Liên Bộ Lao động - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hướng dẫn việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động; Thông tư số 06/LĐ-TT ban hành ngày 12-5-1981 của Bộ Lao động hướng dẫn việc báo cáo định kỳ về thực hiện công tác bảo hộ lao động; Quyết định số 473/LĐTBXH-QĐ ngày 08-08-1992 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chế độ báo cáo về điều kiện lao động bảo hộ lao động; Thông tư số 01/TT-LB ngày 26-1-1966 của Liên Bộ Lao động - Tổng Công đoàn hướng dẫn về nhiệm vụ bảo hộ lao động và tổ chức bộ máy bảo hộ lao động của công đoàn cơ sở và các văn bản khác có nội dung trái với các quy định của thông tư này

stop-check 1/8/1998 Cơ cấu tổ chức Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động
(Quyết định số 141/1998/QĐ-TTgstatus1 )