Lược đồ | Điều chỉnh hóa đơn Tổng số 12 bản ghi | Cập nhật đến: 30-Jun-2022 |
CHÍNH SÁCH | ||
![]() |
7/1/2022 | Hóa đơn điều chỉnh phải ghi kèm Mẫu số và Ký hiệu của hóa đơn có sai sót
(Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
![]() Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót Xem thêm ... 2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau: a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế. b) Trường hợp có sai; mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau: b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện từ đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế). c) Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất. |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT | ||
![]() |
20/6/2022 | Không bắt buộc điều chỉnh các hóa đơn ghi chung thuế suất 8% phát hành trước 20/6/2022
(Điều 3 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP)
Trước khi có Nghị định số 41/2022/NĐ-CP, Nghị định 15/2022/NĐ-CP Tuy nhiên, từ sau ngày 20/6/2022, các hóa đơn nói trên sẽ được phép tồn tại và không bắt buộc phải điều chỉnh |
![]() |
7/1/2022 | Được ghi số âm trên hóa đơn điều chỉnh
(Điểm e Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC)
Điều 7. Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp Xem thêm ... 1. Đối với hóa đơn điện tử: ... e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh. |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
30/6/2022 | Lưu ý khi điều chỉnh giá trị trên hóa đơn điện tử
(Công văn số 30946/CTHN-TTHT)
Trường hợp Công ty đang áp dụng HĐĐT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP Riêng trường hợp có sai sót về giá trị trên hóa đơn, cần lưu ý, theo điểm e khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ ghi dấu dương (nếu điều chỉnh tăng giá trị), ghi dấu âm (nếu điều chỉnh giảm giá trị). |
![]() |
15/11/2021 | Thu hồi hay điều chỉnh hóa đơn nếu hợp đồng bị hủy?
(Công văn số 46420/CTHN-TTHT)
Theo Công văn này, trường hợp hợp đồng thuê đất bị hủy và bên thuê được trả lại tiền thuê thì các bên phải lập biên bản ghi rõ sự việc, đồng thời bên cho thuê phải lập hóa đơn điều chỉnh theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC Sau đó, căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, các bên kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Đối với khoản bồi thường do hủy hợp đồng, được miễn trích nộp thuế GTGT và chỉ cần lập chứng từ thu (khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC |
![]() |
24/2/2020 | Biên bản điều chỉnh hóa đơn phải lập bằng giấy nếu bên mua không thể ký điện tử
(Công văn số 7639/CT-TTHT)
Đối với biên bản điều chỉnh sai sót cho hóa đơn điện tử, về nguyên tắc bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của bên bán và bên mua. Xem thêm Theo đó, nếu bên mua có chữ ký điện tử thì biên bản điều chỉnh được lập và ký điện tử. Ngược lại, nếu bên mua không có chữ ký điện tử thì biên bản điều chỉnh phải lập bằng giấy và ký trực tiếp. |
![]() |
20/5/2019 | Cách điều chỉnh hóa đơn ghi sai thuế GTGT
(Công văn số 35851/CT-TTHT)
Trường hợp Công ty đã lập hóa đơn giao khách hàng mới phát hiện xác định sai thuế GTGT (ghi không chịu thuế GTGT thay vì phải áp dụng thuế suất 10%) thì Công ty và khách hàng phải lập biên bản ghi rõ sai sót, đồng thời Công ty lập hóa đơn điều chỉnh. Xem thêm Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ điều chỉnh tăng thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, Công ty kê khai điều chỉnh doanh số bán, thuế GTGT đầu ra tương ứng vào kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn điều chỉnh. |
![]() |
29/10/2018 | Được điều chỉnh hóa đơn hàng khuyến mại nếu lỡ tính thuế GTGT
(Công văn số 72007/CT-TTHT)
Trường hợp Công ty có đăng ký chương trình khuyến mại theo đúng quy định của Luật thương mại thì khi xuất hóa đơn cho hàng khuyến mại được ghi giá tính thuế GTGT bằng 0, tức được miễn thuế (khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC Trường hợp Công ty xuất hóa đơn ghi giá tính thuế khác với quy định trên và đã kê khai thuế thì được lập biên bản kèm hóa đơn điều chỉnh để chỉnh sửa lại giá tính thuế bằng 0. Cũng là hàng hóa khuyến mại, nhưng nếu Công ty chưa làm thủ tục đăng ký khuyến mại theo quy định thì khi xuất hóa đơn phải tính thuế GTGT như hàng hóa cho tặng. |
![]() |
11/4/2016 | Điều chỉnh giá dịch vụ, phải điều chỉnh hóa đơn và hồ sơ thuế
(Công văn số 18356/CT-HTr)
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC Đơn vị mua dịch vụ được kê khai khấu trừ các hóa đơn này nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC |
THAM KHẢO | ||
![]() |
2/11/2020 | Thuế nộp thừa do điều chỉnh hóa đơn có được hoàn lại?
(Công văn số 95845/CT-TTHT)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC Sau khi kê khai điều chỉnh hồ sơ thuế GTGT, nếu Công ty phát sinh số thuế nộp thừa thì được bù trừ hoặc hoàn thuế theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (hiệu lực từ 1/7/2020). Thủ tục, hồ sơ hoàn thuế (nếu có) được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 71 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành. |
![]() |
6/4/2020 | Được phép điều chỉnh hóa đơn hàng nông sản nếu lỡ tính thuế GTGT
(Công văn số 3471/CT-TTHT)
Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC |
XỬ PHẠT / KHUYẾN CÁO | ||
![]() |
12/5/2020 | Hóa đơn nếu cơ quan thuế phát hiện và thông báo có sai sót bắt buộc phải hủy
(Điểm c Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP
![]() Nếu quá thời hạn mà cơ quan thuế thông báo cho biết hóa đơn (điện tử) đã lập có sai sót mà bên bán chưa làm thủ tục hủy thì mức phạt sẽ là 4 - 8 triệu đồng |