LuatVietnam

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Cập nhật 28/1/2023 | Đăng tải: LVN.5632

hoi Không nêu tên
Chồng tôi công khai ngoại tình 10 năm nay, không những vậy còn thường xuyên đánh đập, mắng chửi tôi. Nay tôi muốn ly hôn nhưng sợ không giành được quyền nuôi con do kính tế kém, căn nhà đang ở lại của bố mẹ chồng để lại.

luat Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội:

Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng tự thỏa thuận về việc nuôi con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi. 

Như vậy, để đảm bảo việc bạn có thể có được quyền nuôi con, bạn cần chứng minh mình đáp ứng đủ điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo giục con:

- Điều kiện về chủ thể: người có quyền nuôi con phải là người có đầy đủ hành vi
- Điều kiện về vật chất được hiểu là khả năng kinh tế, công việc ổn định, có thu nhập và chỗ ở hợp pháp để sinh sống, đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
- Điều kiện về tinh thần: Người có quyền nuôi con không được có hành vi bạo lực đối với con cái, không để con tiếp xúc với cái tệ nạn xã hội; tạo môi trường sống, học tập, vui chơi đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của con.

Như vậy, việc chứng minh được các điều kiện về nhân thân, điều kiện tinh tế, điều kiện tinh thần như trên rất quan trọng để bạn có thể đảm bảo quyền được nuôi 02 bé.

Theo quy định tại Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn: Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Do đó, trường hợp bạn khó khăn về chỗ ở thì vẫn được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhất chấm dứt.

Xem thêm

Hôn nhân - Gia đình

otvet Đăng ký kết hôn có cần nộp giấy xác nhận nơi cư trú?
otvet Mất giấy đăng ký kết hôn, xin trích lục hay cấp lại?
otvet Có con với người khác trong thời gian ly thân có thể bị phạt tù
otvet Vợ/chồng trộm tài sản riêng của nhau có thể bị xử lý hình sự
otvet Thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú
otvet Các nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn
otvet Mua nhà chung trước khi kết hôn, có được chia khi ly hôn?
otvet Đất hưởng thừa kế trước khi kết hôn có bị chia khi ly hôn?
otvet Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
otvet Đăng ký kết hôn online vẫn phải trình diện tại phường
otvet Thủ tục tặng nhà cho con làm tài sản riêng
otvet Điều kiện giành quyền nuôi con
otvet Xin xác nhận tình trạng hôn nhân có cần giấy tờ chứng minh nơi cư trú?
otvet Thay đổi CMND hoặc hộ chiếu có cần cải chính giấy kết hôn?
otvet Vợ trộm tiền của chồng có bị khép tội trộm cắp?
otvet Có thể khởi kiện nếu tranh chấp về thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn
otvet Khi nào được miễn nộp giấy xác nhận nơi cư trú khi đăng ký kết hôn?
otvet Có thể xin cấp lại giấy xác nhận độc thân nếu bị mất
otvet Quan hệ vợ chồng chưa bị chấm dứt nếu chỉ mới ly thân
otvet Ly hôn bằng miệng có được công nhận giá trị pháp lý?