LuatVietnam

Doanh nghiệp có bị buộc tuyên bố phá sản nếu nợ tiền BHXH?

Cập nhật 12/4/2023 | Đăng tải: LVN.5677

hoi Nguyễn Hồng Trường (TP. Đà Nẵng)
Cơ quan BHXH có quyền nộp đơn ra tòa án để yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ BHXH đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán không?
Theo tôi được biết, hiện nay các doanh nghiệp nợ tiền BHXH diễn ra khá phổ biến. Qua tìm hiểu Luật Phá sản số 51/2014/QH13 tôi nhận thấy cơ quan BHXH có quyền nộp đơn đến Tòa án nhân dân yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

luat BHXH Việt Nam:

Tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 17, Khoản 3 Điều 122 của Luật BHXH năm 2014 đã quy định các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, bị nghiêm cấm bao gồm: Trốn đóng, chậm đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH; Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. 

Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7, Khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/1/2022 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nếu công ty có hành vi trốn đóng BHXH thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. 

Ngoài ra, tại Điều 216 Bộ Luật hình sự sửa đổi năm 2017 còn quy định mức xử lý hình sự đối với các tội danh trốn đóng BHXH, BHYT thì bị xử phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng, đồng thời phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm tùy mức độ vi phạm, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Tại Điều 22, Điều 23 của Luật BHXH năm 2014, quy định quyền, trách nhiệm của cơ quan BHXH và Điều 1, Điều 2 của Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 4/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, theo đó cơ quan BHXH không có thẩm quyền nộp đơn ra Tòa án nhân dân để yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày trốn đóng, hoặc chậm đóng BHXH đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm đóng BHXH.

Nguồn: Chinhphu.vn
Xem thêm

Bảo hiểm xã hội

otvet Cách tính tiền hưởng BHXH khi nghỉ khám thai
otvet Những giấy tờ cần thiết để hưởng chế độ thai sản
otvet Các khoản lương đóng BHXH đối với viên chức
otvet Được phép nghỉ chăm con ốm từ 15 - 20 ngày mỗi năm
otvet Các khoản trợ cấp dành cho thân nhân khi người lao động qua đời
otvet Được tự chọn mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện
otvet Các cách lấy lại mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID
otvet Vẫn được tham gia tiếp BHXH sau khi rút BHXH một lần
otvet Làm nghề nặng nhọc vẫn phải đóng đủ 20 năm BHXH mới được nghỉ hưu sớm
otvet Chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
otvet Thời gian tạm dừng BHXH bắt buộc đến khi đóng BHXH tự nguyện không được cho đóng bù
otvet Đủ tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH vẫn chưa được hưởng lương hưu
otvet Một người có nhiều sổ BHXH phải làm thủ tục gộp sổ
otvet Có được phép hủy bỏ thời gian trốn đóng BHXH?
otvet Người lao động mất do ung thư, thân nhân cũng chỉ được hưởng trợ cấp tuất và mai táng phí
otvet Chi phí giám định y khoa để nghỉ hưu có được BHXH thanh toán lại?
otvet Nghỉ hưu trước tuổi, tính tỷ lệ lương hưu thế nào?
otvet Lao động đã nghỉ việc được làm thủ tục giảm thời gian BHXH đóng trùng tại nơi cư trú
otvet Doanh nghiệp có bị buộc tuyên bố phá sản nếu nợ tiền BHXH?
otvet Thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện đều được cộng gộp khi hưởng chế độ BHXH