LuatVietnam

Flow | Dự án phần mềm

Found 45 records | Latest update: 19-Jul-2023

CHÍNH SÁCH
blue-check 14/6/2022 Chính sách thuế GTGT, thuế TNDN đối với dự án sản xuất phần mềm
(Công văn số 27324/CTHN-TTHT)

Cục thuế TP. Hà Nội lưu ý, sản phẩm, dịch vụ phần mềm nếu mua bán trong nước thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và không được khấu trừ thuế đầu vào (Điều 4, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 ). Read more

Nếu xuất khẩu thì thuộc đối tượng áp dụng thuế GTGT 0% và được khấu trừ/hoàn thuế đầu vào (Điều 9, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 , khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTCstatus2 ).

Dự án đầu tư sản xuất phần mềm nếu đáp ứng quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN, với thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo (khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 ).

blue-check 27/12/2018 Dự án sản xuất phần mềm được ưu đãi cả thuế TNDN và thuế GTGT
(Công văn số 85042/CT-TTHT)

Trường hợp Công ty thực hiện dự án đầu tư mới để sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm theo Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 , Nghị định 71/2007/NĐ-CPstatus2 và thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 thì được ưu đãi thuế TNDN. Read more

Mức ưu đãi thuế như sau: hưởng thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm kể từ năm đầu tiên dự án có doanh thu; miễn thuế 4 năm kể từ năm đầu tiên dự án có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo (Điều 11, 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 ).

Ngoài ra, hoạt động sản xuất phần mềm còn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc được hưởng thuế GTGT 0% khi xuất khẩu (khoản 21 Điều 4, Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 ).

QUY ĐỊNH CHI TIẾT
blue-check 19/8/2020 Tiêu chí nhận diện hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế TNDN English attachment
(Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT)

Thông tư này làm mới các tiêu chí về một hoạt động sản xuất được cho là "sản xuất phần mềm" nhằm xác định nó có được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN dành cho ngành công nghiệp phần mềm hay không. Read more

Theo Bộ TTTT, quy trình sản xuất phần mềm phải đảm bảo bao gồm các công đoạn sau:

1. Xác định yêu cầu: mô tả ý tưởng về phần mềm, các đặc tính, ngữ cảnh sử dụng...

2. Phân tích và thiết kế: đặc tả các yêu cầu, thiết lập thuật toán...

3. Lập trình, viết mã lệnh

4. Kiểm tra, thử nghiệm

5. Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm

6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì...

7. Phát hành, phân phối, cho thuê

Mỗi công đoạn trên bắt buộc phải có tài liệu chứng minh

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2020 và thay thế Thông tư số 16/2014/TT-BTTTTstatus1 ngày 18/11/2014.

blue-check 29/11/2019 Về căn cứ xác định hoạt động sản xuất phần mềm English attachment
(Công văn số 4293/BTTTT-CNTT)

Theo Bộ Thông tin & Truyền thông, hoạt động sản xuất phần mềm được xác định căn cứ vào Thông tư số 16/2014/TT-BTTTTstatus1 , cụ thể là các điều khoản sau: Read more

- Điều 5 quy định 07 công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm

- Khoản 1 Điều 6 quy định các yêu cầu chung đối với một doanh nghiệp có hoạt động sản xuất phần mềm

- Khoản 2 Điều 6 quy định các công đoạn nào một doanh nghiệp phải thực hiện thì được coi là có hoạt động sản xuất phần mềm

- Điểm a Khoản 2 Điều 7 quy định việc tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với thông tin khai báo và việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm.

Công văn cũng lưu ý doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị các tài liệu, xây dựng hồ sơ chứng minh hoạt động sản xuất phần mềm của mình khi được các cơ quan chức năng yêu cầu.

blue-check 21/1/2019 Công ty FDI cũng được ưu đãi thuế khi sản xuất phần mềm
(Công văn số 630/CT-TTHT)

Theo Công văn này, trường hợp Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp phép hoạt động dịch vụ phân tích hệ thống, dịch vụ thiết kế hệ thống, dịch vụ lập trình... nếu có hoạt động được xác định là sản xuất phần mềm theo quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 thì hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế TNDN. Read more

Cụ thể, được hưởng thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo (Điều 19, Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTCstatus2 ).

Trường hợp Công ty được gia hạn giấy chứng nhận đầu tư, nếu sau khi gia hạn vẫn đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế theo quy định thì được tiếp tục hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại (khoản 3 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 ).

HƯỚNG DẪN
blue-check 15/2/2023 Điều kiện miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phần mềm English attachment
(Thông tư số 25/2022/TT-BTTTT)

Thông tư quy định điều kiện miễn thuế nhập khẩu theo khoản 21 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện sản xuất sản phẩm phần mềm, công nghệ thông tin, nội dung số. Read more

Theo đó, nguyên liệu, vật tư, linh kiện sản xuất sản phẩm phần mềm, công nghệ thông tin, nội dung số chỉ được miễn thuế nhập khẩu khi đáp ứng các điều kiện sau:

(i) phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử quy định tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 (sửa đổi tại Thông tư số 20/2021/TT-BTTTT) hoặc thuộc danh mục sản phẩm nội dung số theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông;

(ii) không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện ngành viễn thông - công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm trong nước đã sản xuất được tại phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư 05/2021/TT-BKHĐTstatus1 .

Về hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CPstatus2 (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP ).

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2023.

blue-check 5/7/2021 Dự án sản xuất phần mềm được miễn giảm thuế TNDN
(Công văn số 24725/CTHN-TTHT)

Theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CPstatus2 (sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CPstatus2 ), dự án đầu tư mới về sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau: thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Read more

Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 15, khoản 4 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CPstatus2 .

Đối với trường hợp áp dụng ưu đãi sau khi dự án sản xuất phần mềm thay đổi địa điểm thực hiện, được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1791/TCT-CS ngày 28/5/2021.

blue-check 25/3/2021 Điều kiện ưu đãi thuế đối với dự án sản xuất phần mềm English attachment
(Công văn số 8929/CTHN-TTHT)

Cục thuế TP. Hà Nội lưu ý, dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất phần mềm chỉ được ưu đãi thuế TNDN khi đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm theo quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và sản phẩm sản xuất ra thuộc sản phẩm phần mềm ban hành tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 . Read more

Mức ưu đãi dành cho dự án này được quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 như sau: thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm kế tiếp.

Trường hợp doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau thì phải hạch toán riêng thu nhập của các hoạt động được và không được ưu đãi để khai nộp thuế riêng.

Đối với hoạt động "lập trình máy vi tính (CPC 8424)" có được coi là hoạt động sản xuất phần mềm hay không (để xét ưu đãi), cần liên hệ với cơ quan quản lý chuyên ngành.

blue-check 24/2/2021 Dự án sản xuất phần mềm được ưu đãi thế nào?
(Công văn số 5723/CTHN-TTHT)

Đối với dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, hiện được áp dụng mức ưu đãi thuế TNDN như sau: thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm; miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo (điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CPstatus2 ; khoản 16 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CPstatus2 ). Read more

Thời gian áp dụng ưu đãi thuế được xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 15 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CPstatus2 .

Doanh nghiệp được tự xác định các điều kiện, mức ưu đãi và tự kê khai, quyết toán với cơ quan thuế, không yêu cầu làm thủ tục xác nhận ưu đãi (Điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTCstatus2 ).

Về danh mục sản phẩm phần mềm và quy trình sản xuất phần mềm, tham khảo tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 và Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 (từ 19/8/2020 thay bằng Thông tư 13/2020/TT-BTTTT ).

blue-check 15/1/2020 Dự án sản xuất phần mềm được miễn thuế TNDN 4 năm
(Công văn số 1966/CT-TTHT)

Dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất phần mềm thuộc diện được ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 với mức ưu đãi như sau: Read more

+ Hưởng thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, kể từ năm đầu tiên dự án có doanh thu

+ Miễn thuế 4 năm, kể từ năm đầu tiên dự án có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo.

Cơ sở xác định hoạt động sản xuất phần mềm được thực hiện theo quy định tại Nghị định 71/2007/NĐ-CPstatus2 , Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 .

Cần lưu ý rằng các khoản thu nhập từ hoạt động mua bán phần mềm và dịch vụ phần mềm không được ưu đãi thuế.

blue-check 7/11/2019 Có cần giấy xác nhận "sản xuất phần mềm" khi hưởng ưu đãi?
(Công văn số 3977/BTTTT-CNTT)

Theo Bộ Thông tin & Truyền thông, tại Thông tư số 16/2014/TT-BTTTTstatus1 đã đưa ra tiêu chí và cách xác định hoạt động sản xuất phần mềm, tuy nhiên Thông tư số 16 cũng như văn bản cấp trên là Nghị định 218/2013/NĐ-CPstatus2 đều không có yêu cầu doanh nghiệp phải xin giấy xác nhận hoạt động sản xuất của mình là sản xuất phần mềm. Read more

Thay vào đó, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm giải trình và cung cấp hồ sơ để cơ quan thuế thẩm tra và cho hưởng ưu đãi thuế, trong đó lưu ý giải trình các thông tin cần thiết sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 16).

- Chỉ rõ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 .

- Đưa ra các thông tin, bằng chứng để thuyết minh hoạt động sản xuất phần mềm của doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 6 Thông tư số 16).

blue-check 5/9/2019 Về ưu đãi thuế đối với dự án sản xuất phần mềm
(Công văn số 69749/CT-TTHT)

Trường hợp Công ty thành lập từ dự án sản xuất sản phẩm phần mềm và đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, nếu Công ty đăng ký bổ sung thêm ngành nghề mới nhưng không đáp ứng điều kiện là dự án đầu tư mở rộng theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 thì chỉ được hưởng ưu đãi thuế theo dự án ban đầu cho thời gian còn lại (nếu ngành nghề mới cũng thuộc hoạt động sản xuất phần mềm). Read more

Mức ưu đãi thuế dành cho dự án sản xuất sản phẩm phần mềm được quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 như sau: hưởng thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm; miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo.

Việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm được căn cứ theo quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và danh mục sản phẩm phần mềm ban hành tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 .

Riêng các dịch vụ tư vấn và quản trị hệ thống máy vi tính nếu không đáp ứng điều kiện là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm thì không được ưu đãi thuế.

blue-check 4/9/2019 Dự án sản xuất phần mềm được miễn thuế TNDN 4 năm và giảm thuế 9 năm
(Công văn số 69383/CT-TTHT)

Theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 , trường hợp Công ty thực hiện dự án đầu tư mới về sản xuất sản phẩm phần mềm thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN với thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, đồng thời được miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Read more

Đồng thời, hoạt động sản xuất phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 .

Căn cứ để xác định hoạt động sản xuất phần mềm thực hiện theo quy định tại Nghị định 71/2007/NĐ-CPstatus2 , Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 .

blue-check 20/8/2019 Sản xuất phần mềm xuất khẩu, vừa hưởng thuế GTGT 0%, vừa được ưu đãi thuế TNDN
(Công văn số 8889/CT-TTHT)

Trường hợp Công ty có dự án sản xuất phần mềm để xuất khẩu ra nước ngoài, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2.a Điều 9 và khoản 2 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 thì được hưởng thuế GTGT 0%. Read more

Ngoài ra, nếu hoạt động sản xuất phần mềm của Công ty đáp ứng quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và sản phẩm sản xuất ra thuộc Danh mục phần mềm ban hành tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 thì được ưu đãi thuế TNDN.

Mức ưu đãi thuế TNDN xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 .

blue-check 20/5/2019 Sản xuất phần mềm được miễn thuế 4 năm và giảm thuế 9 năm
(Công văn số 35837/CT-TTHT)

Trường hợp Công ty thành lập trong lĩnh vực sản xuất phần mềm nếu đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí về sản xuất sản phẩm phần mềm theo Nghị định 71/2007/NĐ-CPstatus2 , đồng thời đáp ứng tiêu chí là dự án đầu tư mới theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 thì được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm (kể từ năm đầu tiên có doanh thu), được miễn thuế 4 năm (kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế) và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Read more

Trường hợp Công ty không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

Đối với các Chi nhánh hạch toán độc lập của Công ty nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CPstatus2 , Thông tư 78/2014/TT-BTCstatus2 , Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 , Thông tư 83/2016/TT-BTCstatus2 thì cũng được hưởng ưu đãi.

blue-check 9/5/2019 Dự án sản xuất phần mềm được miễn giảm thuế TNDN
(Công văn số 1855/TCT-CS)

Theo quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13, dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất phần mềm được hưởng thuế TNDN 10% trong thời gian 15 năm, đồng thời được miễn thuế tối đa 4 năm và giảm 50% thuế tối đa 9 năm tiếp theo. Xem thêm

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới về sản xuất phần mềm thì thu nhập từ dự án này được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo mức nêu trên.

blue-check 18/1/2019 Dự án sản xuất phần mềm được miễn thuế 4 năm và giảm thuế 9 năm
(Công văn số 2962/CT-TTHT)

Trường hợp Công ty thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, nếu sản phẩm sản xuất thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 và đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 thì được ưu đãi thuế TNDN. Xem thêm

Mức ưu đãi thuế dành cho dự án sản xuất sản phẩm phần mềm gồm: hưởng thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo (Điều 11, Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 ).

Ngoài ra, hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 , nếu xuất khẩu thì được hưởng thuế GTGT 0%.

blue-check 23/2/2018 Sản xuất phần mềm được miễn thuế GTGT và ưu đãi thuế TNDN
(Công văn số 7328/CT-TTHT)

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 , trường hợp Công ty cung cấp sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm, nếu các sản phẩm này thuộc quy định tại khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CPstatus2 thì được miễn thuế GTGT. Xem thêm

Tuy nhiên, nếu không phải sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc quy định tại khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CPstatus2 thì phải chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.

Trường hợp Công ty có dự án sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu đáp ứng điều kiện về dự án đầu tư mới tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 , sản phẩm sản xuất thuộc danh mục sản phẩm phần mềm ban hành tại Phụ lục 01 Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 và đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm tại Điều 6 Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 thì được ưu đãi thuế TNDN.

Mức ưu đãi bao gồm: thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo.

blue-check 24/4/2017 Sản xuất phần mềm: được miễn thuế GTGT và ưu đãi thuế TNDN
(Công văn số 22840/CT-TTHT)

Trường hợp Công ty có hoạt động sản xuất phần mềm và cung cấp dịch vụ phần mềm, nếu thuộc sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm quy định tại Điều 6 Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CPstatus2 thì được miễn thuế GTGT theo khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 . Xem thêm

Đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, nếu có xác nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông và đáp ứng điều kiện về dự án đầu tư mới theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN, gồm: thuế suất 10% trong 15 năm kể từ năm có doanh thu, miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế.

blue-check 2/6/2016 Sản xuất phần mềm ứng dụng có được ưu đãi thuế?
(Công văn số 5065/CT-TTHT)

Theo Công văn này, đối với hoạt động sản xuất phần mềm ứng dụng nếu thuộc hoạt động sản xuất phần mềm quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và thuộc danh mục sản phẩm phần mềm ban hành tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 thì được ưu đãi thuế TNDN. Ngược lại, phải áp dụng thuế suất thông thường, không được ưu đãi

blue-check 9/5/2016 Cung cấp dịch vụ cho dự án phần mềm có được miễn thuế GTGT?
(Công văn số 28236/CT-HTr)

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTCstatus2 , dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Các loại dịch vụ được xem là dịch vụ phần mềm được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CPstatus2 Xem thêm

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các dự án phần mềm và dự án bao gồm cả hạng mục phần mềm và phần cứng thì đối với dịch vụ cung cấp cho dự án phần mềm nếu thuộc các loại dịch vụ phần mềm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CPstatus2 sẽ được miễn thuế GTGT

Đối với các dịch vụ khác thì phải tính thuế GTGT, áp dụng thuế suất 10%

blue-check 9/5/2016 Sản xuất phần mềm bằng cách thay đổi chức năng phần mềm cũ, có được ưu đãi thuế?
(Công văn số 4120/CT-TTHT)

Theo Công văn này, trường hợp Công ty có hoạt động kinh doanh phần mềm theo phương thức mua bản quyền phần mềm từ nước ngoài về sau đó phát triển, thay đổi chức năng phần mềm theo yêu cầu của khách hàng, nếu hoạt động này được xác định là hoạt động sản xuất phần mềm theo quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và thuộc danh mục sản phẩm phần mềm ban hành tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 thì được xét hưởng ưu đãi thuế TNDN Xem thêm

Đối với tiền mua bản quyền phần mềm từ nước ngoài, trước khi thanh toán Công ty phải khấu trừ, nộp thay thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC. Căn cứ vào hợp đồng, chứng từ thanh toán, chứng từ nộp thuế nhà thầu Công ty được tính vào chi phí hợp lý khoản tiền mua bản quyền phần mềm này

blue-check 23/8/2013 Thiết kế website không được ưu đãi thuế theo lĩnh vực sản xuất phần mềm
(Công văn số 5857/CT-TTHT)

Theo Khoản 1 Điều 19, Khoản 1 Điều 20 Thông tư 123/2012/TT-BTCstatus1 , doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm sẽ được hưởng thuế suất TNDN 10% trong 15 năm Xem thêm

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 71/2007/NĐ-CPstatus2 , hoạt động thiết kế chuyên dụng (thiết kế website), mã ngành 7410 không được xem là sản xuất sản phẩm phần mềm nên không được ưu đãi

blue-check 8/2/2012 Về ưu đãi thuế dành cho Doanh nghiệp sản xuất phần mềm
(Công văn số 754/CT-TTHT)

Theo quy định tại điểm 1.3 Mục II; điểm 1.3 Mục III Phần H Thông tư số 130/2008/TT-BTCstatus1 , doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuế TNDN: áp dụng thuế suất 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm); miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo

blue-check 19/8/2011 Không sản xuất phần mềm, không được hưởng ưu đãi thuế TNDN
(Công văn số 6889/CT-TTHT)

Văn bản hướng dẫn về áp dụng chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty phần mềm Xem thêm

Theo đó, các doanh nghiệp thành lập từ sau ngày 01/01/2006 (thời điểm hết hiệu lực của Thông tư 123/2004/TT-BTCstatus1 ) nếu các ngành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực sản xuất phần mềm thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo Thông tư 130/2008/TT-BTCstatus1 .

THAM KHẢO
blue-check 16/9/2010 Duyệt dự án phần mềm về Thị trường lao động
(Quyết định số 1117/QĐ-LĐTBXH)

Bộ Lao động TBXH phê duyệt đầu tư hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động thuộc dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động với kinh phí 3 tỷ đồng. Dự án này sẽ xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu về Cầu lao động và các trang thiết bị an ninh bảo mật mạng. Việc đánh giá lựa chọn nhà thầu của dự án này thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 70, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP

blue-check 1/3/2023 Các ưu đãi thuế TNDN dành cho dự án sản xuất phần mềm English attachment
(Công văn số 8442/CTHN-TTHT)

Trường hợp Công ty có dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, nếu đáp ứng điều kiện quy định sẽ được ưu đãi thuế TNDN với thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm (theo điểm b khoản 1 Điều 11) và miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo (theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 ). Xem thêm

Trong đó, thời gian ưu đãi thuế suất được tính liên tục từ năm đầu tiên dự án có doanh thu; thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên dự án có thu nhập chịu thuế.

blue-check 3/2/2023 Đã có hướng dẫn xác định nguyên liệu sản xuất phần mềm được miễn thuế NK
(Công văn số 450/TCHQ-TXNK)

Tổng cục Hải quan lưu ý, việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm, công nghệ thông tin, nội dung số được miễn thuế nhập khẩu theo khoản 21 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP đã được Bộ Thông tin & Truyền thông hướng dẫn tại Thông tư số 25/2022/TT-BTTTT . Xem thêm

Thông tư 25/2022/TT-BTTTT có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2023.

blue-check 8/12/2022 Các khoản thu nhập được ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm
(Công văn số 60516/CTHN-TTHT)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 , trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi (sản xuất phần mềm) thì ngoài thu nhập từ sản xuất phần mềm, các khoản thu nhập như thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm phần mềm, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực sản xuất phần mềm, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác cũng được ưu đãi.

blue-check 10/5/2021 Về điều kiện ưu đãi thuế TNDN đối với dự án sản xuất phần mềm
(Công văn số 4476/CTTPHCM-TTHT)

Cục thuế TP. HCM lưu ý, hoạt động sản xuất phần mềm chỉ được ưu đãi thuế TNDN theo khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 nếu đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm theo quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BTTTT và sản phẩm phần mềm sản xuất ra thuộc danh mục tại Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 . Xem thêm

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thêm hoạt động kinh doanh khác không thuộc hoạt động sản xuất phần mềm thì phải hạch toán riêng, khai nộp đầy đủ thuế TNDN.

blue-check 30/10/2019 Cá nhân sản xuất phần mềm có phải khai nộp thuế?
(Công văn số 81869/CT-TTHT)

Tùy thuộc cá nhân sản xuất phần mềm có hay không đăng ký kinh doanh, việc tính thuế sẽ khác nhau. Xem thêm

Trường hợp cá nhân sản xuất phần mềm không có đăng ký kinh doanh sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 , đồng thời không phải mua hóa đơn để xuất giao khách hàng (Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTCstatus1 ).

Ngược lại, trường hợp cá nhân sản xuất phần mềm có đăng ký kinh doanh và tổng doanh thu trong năm trên 100 triệu năm thì cũng được miễn khai nộp thuế GTGT nhưng phải kê khai nộp thuế TNCN theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTCstatus2 . Đồng thời, phải mua hóa đơn lẻ xuất giao khách hàng nếu thuộc đối tượng quy định tại Điều 11, 12 Thông tư 39/2014/TT-BTCstatus1 .

blue-check 5/7/2016 Sản xuất phần mềm được miễn tính thuế GTGT
(Công văn số 44645/CT-HTr)

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTCstatus2 , phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT Xem thêm

Theo đó, trường hợp Công ty có hoạt động sản xuất phần mềm và dịch vụ phần mềm thì thuộc diện không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất phần mềm và dịch vụ phần mềm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 16/2014/TT-BTTTTstatus1 và khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP

XEM THÊM
blue-check 29/11/2021 Về việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm
(Công văn số 50503/CTHN-TTHT)

Trả lời vướng mắc về việc xác định hoạt động sản xuất phần mềm, Cục thuế Hà Nội yêu cầu căn cứ theo Nghị định 71/2007/NĐ-CPstatus2 , Thông tư 09/2013/TT-BTTTTstatus2 và Thông tư 13/2020/TT-BTTTT .

blue-check 31/12/2020 Về ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm
(Công văn số 18519/CT-TTHT)

Văn bản trả lời vướng mắc về mức ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty CP TS24 được thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm.

blue-check 29/10/2020 Ngành Thuế không chịu giải đáp vướng mắc về hoạt động sản xuất phần mềm
(Công văn số 94766/CT-TTHT)

Cục Thuế TP. Hà Nội cho rằng ngành Thuế không có thẩm quyền giải đáp các vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất phần mềm trong giai đoạn chuyển tiếp theo quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BTTTT . Xem thêm

Thay vào đó, vấn đề này thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Bộ Thông tin & Truyền thông.

blue-check 28/9/2020 Cơ quan Thuế không có thẩm quyền hướng dẫn xác định hoạt động sản xuất phần mềm
(Công văn số 86783/CT-TTHT)

Cục thuế TP. Hà Nội lưu ý rằng cơ quan này không có thẩm quyền hướng dẫn vướng mắc về điều khoản chuyển tiếp tại Thông tư 13/2020/TT-BTTTT liên quan đến thời hạn công nhận các hoạt động sản xuất phần mềm được xác định theo tiêu chí cũ. Xem thêm

Bởi lẽ, đây là Thông tư do Bộ Thông tin & Truyền thông ban hành nên chỉ Bộ Thông tin & Truyền thông mới có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện.

blue-check 21/9/2020 Cơ quan Thuế không có thẩm quyền xác nhận về hoạt động sản xuất phần mềm
(Công văn số 84664/CT-TTHT)

Theo Cục Thuế Tp. Hà Nội, cơ quan Thuế không có thẩm quyền xác nhận hoạt động của doanh nghiệp có phải là hoạt động sản xuất phần mềm hay không

blue-check 22/11/2019 Về điều kiện hưởng ưu đãi thuế đối với sản xuất phần mềm
(Công văn số 4852/TCT-CS)

Văn bản trả lời Công ty TNHH kế toán AGS về điều kiện hưởng ưu đãi thuế đối với hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

blue-check 20/8/2019 Về chính sách thuế đối với dự án sản xuất phần mềm xuất khẩu
(Công văn số 8842/CT-TTHT)

Văn bản trả lời Công ty TNHH Elementary về chính sách thuế đối với dự án sản xuất phần mềm máy tính xuất khẩu.

blue-check 20/5/2019 Về ưu đãi thuế đối với hoạt động sản xuất phần mềm
(Công văn số 35843/CT-TTHT)

Văn bản trả lời vướng mắc về ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

blue-check 3/9/2015 Về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án sản xuất phần mềm
(Công văn số 57266/CT-HTr)

Văn bản trả lời vướng mắc của độc giả Trần Thị Nhuận về ưu đãi thuế TNDN, thuế GTGT đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án sản xuất phần mềm

blue-check 27/5/2015 Về thuế TNCN đối với người lao động tham gia sản xuất phần mềm
(Công văn số 31620/CT-HTr)

Văn bản trả lời Công ty TNHH Exo Platform Sea về thuế TNCN đối với người lao động Việt Nam trực tiếp tham gia sản xuất phần mềm và dịch vụ phần mềm

XỬ PHẠT / KHUYẾN CÁO
blue-check 19/7/2023 Dự án sản xuất phần mềm sẽ không được ưu đãi thuế TNDN nếu thiếu giấy phép đầu tư English attachment
(Công văn số 52180/CTHN-TTHT)

Cục thuế TP. Hà Nội lưu ý, trường hợp Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm nhưng không có Giấy chứng nhận đầu tư dự án sản xuất phần mềm theo quy định pháp luật thì không đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 .

blue-check 14/9/2015 Về ưu đãi thuế đối với dự án sản xuất phần mềm
(Công văn số 58664/CT-HTr)
HẾT HIỆU LỰC
stop-check 5/7/2010 Chế độ báo cáo dành cho các dự án phần mềm sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước
(Thông tư số 12/2010/TT-BTTTTstatus1 )

Theo Thông tư này, chủ đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CPstatus1 bắt buộc phải báo cáo với Bộ Thông tin Truyền thông về kết quả dự án đầu tư (sử dụng vốn ngân sách nhà nước) đã được phê duyệt và kết quả dự án đầu tư đã được nghiệm thu, bàn giao Xem thêm

Nội dung báo cáo thực hiện theo hướng dẫn tại các Phụ lục đính kèm thông tư này. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 05/7/2010.