LuatVietnam

Lược đồ | Khấu hao TSCĐ

Tổng số 40 bản ghi | Cập nhật đến: 10-Jun-2023

CHÍNH SÁCH
red-check 10/6/2013 Thay đổi chế độ trích khấu hao TSCĐ từ năm tài chính 2013 English attachment
(Thông tư số 45/2013/TT-BTCstatus2 )

So với quy định hiện hành về trích khấu hao TSCĐ tại Thông tư 203/2009/TT-BTCstatus1 , Thông tư này có một số điểm mới đáng lưu ý, gồm: Xem thêm

- Tài sản phải có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên mới được xem là TSCĐ, thay vì trước đây chỉ cần có nguyên giá từ 10 triệu đồng (khoản 1 Điều 3)

- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại không được xem là TSCĐ, chỉ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa 3 năm (khoản 3 Điều 3)

- Quyền sử dụng đất (QSDĐ) thuê trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, đã trả tiền thuê cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước cho nhiều năm mà thời hạn thuê đã được trả tiền còn lại ít nhất 05 năm và đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cũng được hạch toán là TSCĐ vô hình (khoản 2đ Điều 4).

- QSDĐ nhận chuyển nhượng hợp pháp cũng được xem là TSCĐ vô hình, trước đây theo Thông tư 203 chỉ có QSDĐ giao có thu tiền mới được xem là TSCĐ vô hình (khoản 2đ Điều 4).

- Tài sản là nhà, đất để bán, kinh doanh của công ty kinh doanh BĐS không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao (khoản 2đ, Điều 4).

- Đối với TSCĐ là QSDĐ, chỉ có QSDĐ lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng mới không trích khấu hao (khoản 1 Điều 9).

- Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao 01 lần, (trước đây được phép thay đổi 02 lần) (khoản 4 Điều 13).

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 10/6/2013 và áp dụng từ năm tài chính 2013; thay thế Thông tư 203/2009/TT-BTCstatus1 ngày 20/10/2009.

Kể từ năm tính thuế 2013, tiết k điểm 2.2 khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCstatus1 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN được thực hiện theo quy định sửa đổi, bổ sung như sau:

“k) QSDĐ lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; QSDĐ có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận, trừ trường hợp QSDĐ giao có thu tiền có thời hạn được trích khấu hao để tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN”.

Đính kèm theo Phụ lục: Khung thời gian trích khấu hao và Phương pháp trích khấu hao TSCĐ mới thay thế Khung thời gian và Phương pháp trích khấu hao quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 203/2009/TT-BTCstatus1 . Theo đó, thời gian trích khấu hao tối đa của các loại TSCĐ sau đây được tăng thêm từ 2 đến 10 năm: máy phát động lực, máy phát điện, máy biến áp, máy kéo, máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm, máy móc thiết bị xây dựng, thiết bị điện, điện tử, ....

Đối với các TSCĐ đang trích khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTCstatus1 nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá TSCĐ theo Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản đó được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa 3 năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (khoản 11 Điều 9)

CHÍNH SÁCH (SỬA ĐỔI)
blue-check 26/5/2017 Cho phép khấu hao phần diện tích cho thuê trong tòa nhà hỗn hợp English attachment
(Thông tư số 28/2017/TT-BTC)

Thông tư này sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 liên quan đến quy định về trích khấu hao TSCĐ là "tòa nhà hỗn hợp". Xem thêm

Theo đó, đối với "tòa nhà hỗn hợp" vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh, vừa dùng để bán hoặc cho thuê thì doanh nghiệp được ghi nhận là TSCĐ để trích khấu hao đối với phần diện tích dùng cho sản xuất kinh doanh và phần diện tích cho thuê, chỉ phần diện tích dùng để bán là không được trích khấu hao.

Trước đó, quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTCstatus2 (sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 ) chỉ chấp nhận cho trích khấu hao phần diện tích dùng vào sản xuất kinh doanh, phần diện tích dùng để cho thuê thì không được trích khấu hao.

Tiêu thức để xác định giá trị và phân bổ mức khấu hao đối với từng mục đích sử dụng tòa nhà hỗn hợp được căn cứ vào tỷ trọng giá trị của từng phần diện tích theo từng mục đích sử dụng trên giá trị quyết toán công trình; hoặc căn cứ vào diện tích thực tế sử dụng cho từng mục đích.

Đối với các tài sản được dùng chung liên quan đến tòa nhà hỗn hợp như sân chơi, đường đi, nhà xe, việc xác định giá trị của từng loại tài sản và giá trị khấu hao các tài sản dùng chung cũng được phân bổ theo tiêu thức như trên.

Trường hợp doanh nghiệp có tòa nhà hỗn hợp mà không xác định riêng được phần giá trị diện tích phục vụ sản xuất kinh doanh với phần diện tích dùng để bán hoặc cho thuê thì toàn bộ giá trị tòa nhà hỗn hợp không được trích khấu hao.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/5/2017 và áp dụng từ năm tài chính 2016.

Bãi bỏ khoản 1 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTCstatus2 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 .

red-check 28/11/2016 Sửa đổi chế độ trích khấu hao tài sản cố định English attachment
(Thông tư số 147/2016/TT-BTCstatus2 )

Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản tại Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 liên quan đến việc khấu hao TSCĐ là nhà hỗn hợp; phân loại, khấu hao TSCĐ là kết cấu hạ tầng xây dựng bằng vốn NSNN giao cho các tổ chức kinh tế quản lý; và thời gian khấu hao đối với các dự án BOT, BCC. Xem thêm

Theo đó, đối với nhà hỗn hợp vừa sử dụng làm tài sản hoạt động của doanh nghiệp vừa để bán, để cho thuê, doanh nghiệp phải xác định, tách riêng phần diện tích nhà để bán, cho thuê và phần diện tích này KHÔNG được ghi nhận là TSCĐ, không được trích khấu hao.

Trường hợp doanh nghiệp không xác định, tách riêng được phần diện tích nhà để bán, cho thuê thì toàn bộ diện tích nhà hỗn hợp nêu trên (kể cả phần diện tích làm tài sản hoạt động của doanh nghiệp) không được ghi nhận là TSCĐ và không được trích khấu hao.

Đối với kết cấu hạ tầng xây dựng bằng nguồn vốn NSNN giao cho các tổ chức kinh tế quản lý (như hồ, đập, kênh, mương; đường nội bộ, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, thoát nước, xử lý nước thải trong khu công nghiệp ...) thì được phân loại là TSCĐ loại 6. Các loại tài sản này không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 28/11/2016 và áp dụng từ năm tài chính 2016.

QUY ĐỊNH CHI TIẾT
blue-check 9/10/2020 Năm 2020, tạm ngưng hoạt động dưới 9 tháng vẫn được trích khấu hao TSCĐ English attachment
(Công văn số 12452/BTC-TCT)

Theo quy định tại điểm e khoản 2.2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 , tài sản cố định phục vụ cho sản xuất mùa vụ nếu tạm dừng dưới 9 tháng thì vẫn được trích khấu hao. Xem thêm

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 (do thị trường sụt giảm) buộc phải tạm dừng hoạt động, nếu tạm dừng không quá 9 tháng thì Bộ Tài chính vẫn cho phép trích khấu hao, không phân biệt tài sản đó có phục vụ cho sản xuất mùa vụ hay không.

Kể từ tháng thứ 10, tài sản cố định cần hoạt động trở lại thì mới được hưởng chính sách trên.

blue-check 22/3/2017 Không được tăng/giảm thời gian trích khấu hao TSCĐ trong kỳ kế toán
(Công văn số 11338/CT-TTHT)

Văn bản trả lời một số vướng mắc liên quan đến việc trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ). Xem thêm

Theo đó, thời gian trích khấu hao TSCĐ phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm và được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính (Chuẩn mực số 01 ban hành kèm Quyết định 165/2002/QĐ-BTC, điểm d khoản 1 Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTCstatus2 ).

Khi có thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính (Chuẩn mực số 01 ban hành kèm Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ). Đồng thời phải xác định lại mức trích khấu hao theo quy định tại khoản 2 mục I Phụ lục 2 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 .

Thời gian trích khấu hao TSCĐ phải nằm trong khung thời gian quy định tại Phụ lục I Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 và không làm thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi.

HƯỚNG DẪN
blue-check 10/6/2023 Quy chế tính hao mòn và trích khấu hao TSCĐ trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước từ 2023 English attachment
(Thông tư số 23/2023/TT-BTC)

Thông tư ban hành mới quy định về trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và TSCĐ do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Xem thêm

Theo đó, TSCĐ phải tính hao mòn và trích khấu hao bao gồm các tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên đồng thời có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.

Việc xác định nguyên giá TSCĐ thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này. Đặc biệt, một số trường hợp TSCĐ đã xác định nguyên giá có thể được xác định lại nguyên giá, gồm: đánh giá lại giá trị TSCĐ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng; thực hiện nâng cấp, mở rộng TSCĐ theo dự án được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; lắp đặt thêm một, một số bộ phận; tháo dỡ một, một số bộ phận; TSCĐ bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng... (Điều 9).

Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn đối với các loại TSCĐ hữu hình từ năm 2023 được thực hiện theo Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2023 và được áp dụng từ năm tài chính 2023.

Thay thế Thông tư số 45/2018/TT-BTCstatus1 ngày 07/5/2018.

blue-check 21/3/2022 Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
(Công văn số 9279/CTHN-TTHT)

Theo quy định tại điểm b khoản 2.2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTCstatus2 (sửa đổi tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 ), trừ tài sản thuê mua tài chính, các tài sản cố định khác chỉ được trích khấu hao, tính vào chi phí hợp lý khi doanh nghiệp có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Xem thêm

Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, doanh nghiệp sẽ không được trích khấu hao và hạch toán chi phí đối với tài sản đó.

blue-check 21/11/2019 Trích khấu hao TSCĐ bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu English attachment
(Công văn số 14175/BTC-TCT)

Trả lời vướng mắc của Công ty Cổ phần HPEC Việt Nam về điều kiện trích khấu hao TSCĐ, Bộ Tài chính yêu cầu Công ty này thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1784/TCT-CS ngày 6/5/2019, Công văn số 47481/CT-TTHT ngày 9/7/2018 và Công văn số 4338/CCT-KTT ngày 17/7/2018. Xem thêm

Điểm đáng lưu ý, theo khoản 2.2.b Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTCstatus2 (sửa đổi tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 ), trừ tài sản cố định thuê mua tài chính, tất cả các tài sản cố định khác nếu muốn trích khấu hao phải có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

blue-check 12/12/2018 Không được thay đổi thời gian khấu hao TSCĐ nhiều lần
(Công văn số 81588/CT-TTHT)

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 , mỗi tài sản cố định (TSCĐ) chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao một lần. Xem thêm

Nếu kéo dài thời gian trích khấu hao, phải bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh trong năm (từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại).

Khi thay đổi thời gian trích khấu hao, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục I Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 .

blue-check 21/8/2018 Chỉ được thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ khi không làm thay đổi kết quả lỗ, lãi
(Công văn số 3238/TCT-DNL)

Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 , trường hợp Công ty chỉ thay đổi phương pháp khấu hao, không có hoạt động nâng cấp, cải tạo để kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ thì mức trích khấu hao của từng kỳ còn lại được xác định căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ chia (:) cho thời gian sử dụng còn lại. Xem thêm

Tuy nhiên, khi thay đổi phương pháp và mức trích khấu hao cần đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi kết quả kinh doanh từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi (điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 ).

blue-check 29/3/2018 Thời gian khấu hao TSCĐ phải thông báo trước với cơ quan thuế
(Công văn số 12697/CT-TTHT)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 , đối với các TSCĐ còn mới chưa qua sử dụng, doanh nghiệp phải căn cứ vào Khung thời gian khấu hao quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này để xác định thời gian trích. Xem thêm

Về nguyên tắc, doanh nghiệp được tự quyết định phương pháp và thời gian trích khấu hao cụ thể. Tuy nhiên, phải thông báo cho cơ quan thuế trước khi bắt đầu thực hiện.

Chi phí khấu hao TSCĐ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 và không thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 thì được chấp nhận.

blue-check 10/8/2016 Không được tự ý tăng/giảm thời gian khấu hao TSCĐ ngoài khung quy định
(Công văn số 7684/CT-TTHT)

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 , doanh nghiệp được phép thay đổi tăng hoặc giảm thời gian trích khấu hao tài sản cố định. Xem thêm

Tuy nhiên, thời gian trích khấu hao sau khi điều chỉnh vẫn phải đảm bảo nằm trong khung trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 và thực hiện thống nhất trong năm tài chính.

blue-check 26/3/2015 Về việc xác định lại mức trích khấu hao khi thay đổi thời gian khấu hao TSCĐ
(Công văn số 2679/CT-TTHT)

Theo quy định tại Khoản 2 Mục I Phụ lục 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTCstatus2 , trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, nay thay đổi thời gian trích khấu hao nhưng vẫn nằm trong khung quy định thì mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ được xác định lại theo công thức sau: Xem thêm

Mức trích khấu hao = giá trị còn lại trên sổ kế toán / thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại

(Thời gian trích khấu hao còn lại là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao)

blue-check 26/2/2014 Về việc trích khấu hao TSCĐ đối với xe ô tô cho thuê và thuê tài chính
(Công văn số 572/TCT-DNL)

Theo quy định tại điểm e, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCstatus1 , đối với xe ô tô từ 9 chỗ ngồ trở xuống, chỉ được trích khấu hao tối đa tương ứng với giá trị 1,6 tỷ đồng/xe, trừ trường hợp doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành vận tải hành khách, du lịch, khách sạn và chiếc xe này có tham gia hoạt động kinh doanh đó. Xem thêm

Quy định trên đây cũng được áp dụng cho các Công ty cho thuê tài chính. Theo đó, xe ô tô cho thuê tài chính loại dưới 10 chỗ ngồi nếu giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì Công ty cho thuê tài chính cũng chỉ được trích khấu hao tối đa theo trị giá 1,6 tỷ đồng. Bên thuê tài chính chiếc xe này nếu thuê và có ngành nghề đăng ký kinh doanh là vận tải hành khách, du lịch, khách sạn thì được trích khấu hao toàn bộ

blue-check 2/8/2011 Về trích khấu hao TSCĐ và sử dụng Hóa đơn khi bán hàng cho DNCX
(Công văn số 6360/CT-TTHT)

Trường hợp TSCĐ của Công ty đăng ký trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì hàng năm Công ty tự quyết định mức trích khấu hao TSCĐ theo quy định hiện hành kể cả trường hợp khấu hao nhanh theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều 11 Thông tư số 203/2009/TT-BTCstatus1 (Công ty không phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan thuế). Xem thêm

Về hóa đơn đối với hàng bán cho Doanh nghiệp chế xuất, các doanh nghiệp nội địa khi bán hàng cho DNCX bắt buộc phải phát hành Hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ tên, địa chỉ và mã số thuế của Doanh nghiệp

blue-check 25/12/2008 Không được trích khấu hao TSCĐ chưa dùng hoặc chờ thanh lý
(Công văn số 4983/TCT-CS)

Theo công văn này, các tài sản cố định chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý không đáp ứng điều kiện để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì khoản khấu hao của các tài sản này không được tính vào chi phí hợp lý.

blue-check 27/11/2007 Về việc khấu hao TSCĐ đối với bộ khuôn mẫu
(Công văn số 4973/TCT-CS)

Theo quy định của Bộ Tài chính, thì các tiêu chuẩn để nhận biết là TSCĐ: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Theo đó, trường hợp Công ty đặt đối tác nước ngoài sản xuất bộ khuôn mẫu theo thiết kế riêng, sau đó đối tác nước ngoài sử dụng bộ khuôn mẫu này để sản xuất máy tính bỏ túi mang thương hiệu của Công ty theo hợp đồng đã ký, Công ty chưa xác định được sẽ sản xuất bao nhiêu máy tính từ bộ khuôn mẫu này, tức là chưa xác định được thời gian sử dụng và không chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng bộ khuôn mẫu này, vì vậy Công ty không được trích khấu hao TSCĐ đối với bộ khuôn mẫu này. Chi phí mua bộ khuôn mẫu được xác định là chi phí dịch vụ mua ngoài và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

THAM KHẢO
blue-check 5/11/2021 Cơ quan thuế không giải đáp vướng mắc về thời gian trích khấu hao TSCĐ
(Công văn số 44296/CTHN-TTHT)

Cục thuế TP. Hà Nội đã từ chối trả lời vướng mắc về thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình và yêu cầu liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.

XEM THÊM
blue-check 1/3/2020 Quy chế hạch toán và trích khấu hao TSCĐ của Ngân hàng Nhà nước English attachment
(Thông tư số 35/2019/TT-NHNN)

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2020 và thay thế Quyết định số 32/2008/QĐ-NHNNstatus1 ngày 03/12/2008.

blue-check 19/9/2019 Quy định về trích khấu hao TSCĐ của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
(Quyết định số 2402/QĐ-BTP)

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1422/QĐ-BTPstatus1 ngày 01/7/2016.

blue-check 18/3/2019 Chế độ trích khấu hao TSCĐ của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng
(Thông tư số 13/2019/TT-BQP)

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/3/2019 và áp dụng kể từ ngày 01/01/2019. Thay thế Thông tư số 120/2015/TT-BQP ngày 30/10/2015.

blue-check 9/11/2017 Về việc trích khấu hao TSCĐ của ACV
(Công văn số 11016/CT-TTHT)

Văn bản trả lời vướng mắc của Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam liên quan đến việc trích khấu hao TSCĐ.

blue-check 20/7/2017 [Hợp nhất] - Chế độ trích khấu hao TSCĐ từ năm tài chính 2013
(Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC)

Văn bản hợp nhất các sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 147/2016/TT-BTCstatus2 ngày 13/10/2016 và Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 vào Thông tư số 45/2013/TT-BTCstatus2 ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

blue-check 20/10/2016 Về việc trích khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng
(Công văn số 10202/CT-TTHT)

Văn bản trả lời vướng mắc của Công ty CP Kho Vận Miền Nam về việc tính thời gian trích khấu hao đối với tài sản cố định đã qua sử dụng.

blue-check 9/9/2016 Về việc khấu hao TSCĐ của Đài Truyền hình Thành phố HCM
(Công văn số 8784/CT-TTHT)

Văn bản trả lời vướng mắc về việc khấu hao TSCĐ của Đài Truyền hình Thành phố HCM.

blue-check 10/6/2015 Về việc giảm thuế TNDN và trích khấu hao TSCĐ cho doanh nghiệp tại Đắk Lắk
(Công văn số 2252/TCT-CS)

Văn bản trả lời Cục thuế tỉnh Đắk Lắk về việc giảm thuế TNDN và trích khấu hao tài sản cố định năm 2012 cho các doanh nghiệp trên địa bàn

blue-check 21/1/2015 Về việc trích khấu hao TSCĐ của Công ty cổ phần Petec Bình Định
(Công văn số 232/TCT-CS)

Văn bản trả lời Cục thuế Bình Định về việc trích khấu hao tài sản cố định của Công ty cổ phần Petec Bình Định

XỬ PHẠT / KHUYẾN CÁO
blue-check 29/6/2022 Phần trích khấu hao TSCĐ vượt mức sẽ bị xuất toán
(Công văn số 30587/CTHN-TTHT)

Đối với các tài sản cố định (TSCĐ) nếu còn mới, chưa qua sử dụng thì được trích khấu hao theo khung thời gian quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 . Xem thêm

Nếu là tài sản đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao được xác định theo cách tính quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 .

Trường hợp doanh nghiệp muốn áp dụng thời gian trích khấu hao khác với các quy định nêu trên thì phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ và xin Sở Tài chính phê duyệt (khoản 3, khoản 4 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 ).

Về phương pháp trích khấu hao, theo điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 , doanh nghiệp được trích khấu hao nhanh tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu mức khấu hao nhanh vượt quá mức trần quy định thì sẽ bị xuất toán phần khấu hao vượt quá.

blue-check 13/2/2019 Thay đổi thời gian khấu hao TSCĐ phải thông báo với Thuế
(Công văn số 1167/CT-TTHT)

Trường hợp Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, nay muốn thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ là xe ô tô, nếu thời gian trích khấu hao thay đổi vẫn nằm trong khung quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 thì được xác định lại mức trích khấu hao theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục I Phụ lục 2. Xem thêm

Tuy nhiên, Công ty phải thông báo với cơ quan thuế trước khi bắt đầu thực hiện và việc trích khấu hao TSCĐ khi thay đổi thời gian khấu hao phải áp dụng thống nhất trong năm tài chính (khoản 3 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTCstatus2 ).

blue-check 9/7/2018 Về việc khấu hao TSCĐ của cơ quan hải quan
(Công văn số 4007/TCHQ-TVQT)

Văn bản lưu ý các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan kể từ ngày 1/7/2018 phải thực hiện chế độ quản lý, trích khấu hao TSCĐ theo quy định mới tại Thông tư 45/2018/TT-BTCstatus1 .

blue-check 4/9/2013 Về việc trích khấu hao TSCĐ của Công ty Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế
(Công văn số 2894/TCT-CS)

Văn bản trả lời về trường hợp của Công ty Cổ phần Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế không được trích khấu hao tài sản cố định nhận góp vốn tại thời điểm năm 2007, 2008 do không có hóa đơn chứng từ

blue-check 27/3/2012 Về việc khấu hao TSCĐ trong thời gian KCN Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng
(Công văn số 1093/TCT-CS)

Văn bản trả lời Công ty Cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn Gia súc - PROCONCO về khấu hao TSCĐ trong giai đoạn chuyển đổi công năng của Khu công nghiệp Biên Hòa 1

blue-check 6/2/2012 Về việc tr1ich khấu hao TSCĐ là QSD đất của Ngân hàng Chính sách xã hội
(Công văn số 1432/BTC-TCNH)

Văn bản trả lời về trích khấu hao tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội liên quan đến quy chế quản lý tài chính dành riêng cho Ngân hàng tại Quyết định số 180/2002/QĐ-TTgstatus2 ngày 19/12/2002

blue-check 26/4/2011 Về việc khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất từ năm 2005-2009
(Công văn số 1424/TCT-CS)

Văn bản trả lời về chi phí khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2009

blue-check 25/3/2011 Về khấu hao TSCĐ đối với Nhà máy thủy điện Bắc Bình
(Công văn số 981/TCT-DNL)

Nhà máy Thủy điện Bắc Bình đang trong quá trình quyết toán nhưng đã đưa các hạng mục TSCĐ do đầu tư xây dựng vào sử dụng theo yêu cầu sản xuất để giải quyết tình trạng thiếu điện thì hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính (giá dự toán đã được điều chỉnh theo Quyết định ngày 07/4/2009 của Công ty CP Phát triển điện lực Việt Nam) để trích khấu hao theo quy định và thực hiện điều chỉnh sau khi quyết toán

HẾT HIỆU LỰC
stop-check 2/7/2018 Cách tính hao mòn và trích khấu hao TSCĐ trong cơ quan nhà nước English attachment
(Thông tư số 45/2018/TT-BTCstatus1 )

Theo Thông tư này, tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định (TSCĐ) trong cơ quan nhà nước cơ bản vẫn như quy định cũ, bao gồm các tài sản có nguyên giá từ 10 triệu đồng và đã sử dụng từ 1 năm trở lên (Điều 3). Xem thêm

Tuy nhiên, Thông tư có sửa đổi quy định về phân loại TSCĐ, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn đối với một số TSCĐ (chi tiết xem tại Điều 4 và Phụ lục số 01).

Cách xác định nguyên giá và cách tính hao mòn TSCĐ cũng có một số thay đổi và được hướng dẫn cụ thể bằng các ví dụ nêu tại Phụ lục số 03.

Ngoài ra, theo quy định mới, đối với TSCĐ của đơn vị sự nghiệp công lập, nếu thuộc các trường hợp sau thì phải trích khấu hao, không tính hao mòn: TSCĐ của đơn vị công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; TSCĐ thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao vào giá dịch vụ; TSCĐ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Những TSCĐ sau đây đồng thời không phải tính hao mòn và trích khấu hao: QSDĐ được xác định lại để tính vào giá trị tài sản; TSCĐ đặc thù, TSCĐ đang thuê sử dụng; TSCĐ đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết nhưng còn sử dụng; TSCĐ chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết nhưng đã hỏng (Điều 12).

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2018 và được áp dụng từ năm tài chính 2018.

Thay thế Thông tư số 162/2014/TT-BTCstatus1 ngày 06/11/2014.

stop-check 2/7/2018 Chế độ quản lý nguồn thu khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp quốc phòng
(Thông tư số 65/2018/TT-BQPstatus1 )

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 02/7/2018 và áp dụng từ năm tài chính 2018. Các văn bản có nội dung liên quan việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu khấu hao tài sản cố định trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

stop-check 1/7/2016 Quy định về trích khấu hao TSCĐ của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
(Quyết định số 1422/QĐ-BTPstatus1 )

Quyết định này chỉ áp dụng cho TSCĐ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ban quản lý dự án, chương trình thuộc Bộ Tư pháp quản lý Xem thêm

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 185/QĐ-BTPstatus1 ngày 03/02/2012.

stop-check 24/9/2015 Chế độ khấu hao TSCĐ dành riêng cho cơ quan Tài chính
(Quyết định số 1940/QĐ-BTCstatus1 )

Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại Quy định này được áp dụng đối với tất cả các tài sản cố định hiện có thuộc phạm vi quản lý của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, gồm: Xem thêm

1. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính;

2. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc các hệ thống Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Dự trữ Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

3. Các Dự án vay nợ, viện trợ và các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính và thuộc các đơn vị, hệ thống.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ Công văn số 4799/BTC-KHTC ngày 1/4/2009.

stop-check 1/1/2015 Chế độ khấu hao TSCĐ trong các cơ quan Nhà nước
(Thông tư số 162/2014/TT-BTCstatus1 )

Thông tư này ban hành các Phụ lục gồm: Xem thêm

1. Phụ lục 1 - Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn các loại tài sản cố định hữu hình

2. Phụ lục 2 - Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định vô hình

3. Phụ lục 3 - Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định đặc thù

4. Phụ lục 4 - Danh mục và giá quy ước tài sản cố định đặc biệt

5. Phụ lục 5 - Mẫu Đăng ký số khấu hao tài sản cố định tham gia vào hoạt động SXKD dịch vụ

Tài sản cố định (TSCĐ) quy định tại Thông tư này là tài sản có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên, sử dụng trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước

Theo đó, đối với TSCĐ không tham gia vào hoạt động SXKD dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết thì tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này, không trích khấu hao

Đối với TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp hân mới hoặc cho thuê đều phải trích khấu hao theo Điều 14 Thông tư này

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 và thay thế Quyết định số 32/2008/QĐ-BTCstatus1 ngày 29/5/2008.