Lược đồ | Mua bán nợ Tổng số 13 bản ghi | Cập nhật đến: 15-Aug-2022 |
CHÍNH SÁCH | ||
![]() |
1/9/2015 | Quy chế cho phép các ngân hàng nước ngoài mua bán nợ tín dụng tại Việt Nam ![]() (Thông tư số 09/2015/TT-NHNN
![]() Thông tư này quy định về hoạt động mua, bán nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay (kể cả khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh) của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Xem thêm Thông tư này không áp dụng đối với hoạt động mua, bán nợ của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); hoạt động mua bán nợ phát sinh từ hợp đồng vay, cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2015 và thay thế Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN |
![]() |
15/9/2013 | Quy chế mua bán nợ xấu giữa VAMC với các Ngân hàng ![]() (Thông tư số 19/2013/TT-NHNN
![]() Thông tư này hướng dẫn về điều kiện, phương thức Công ty Quản lý tài sản (do NHNN lập) mua lại khoản nợ xấu của các ngân hàng theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2013 |
![]() |
22/7/2021 | Mua bán nợ được miễn thuế GTGT nhưng vẫn phải lập hóa đơn
(Công văn số 28463/CTHN-TTHT)
Theo quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC Tuy nhiên, bên bán nợ vẫn phải phát hành hóa đơn, trên hóa đơn chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi, gạch bỏ (điểm 2.1 khoản 2 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC |
CHÍNH SÁCH (SỬA ĐỔI) | ||
![]() |
14/2/2020 | Sửa đổi Quy chế mua bán nợ xấu giữa VAMC với các ngân hàng ![]() (Thông tư số 32/2019/TT-NHNN)
Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế mua bán nợ xấu giữa VAMC với các ngân hàng. Xem thêm Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư này, việc mua bán, thu hồi nợ xấu giữa VAMC với ngân hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Khi VAMC bán lại nợ xấu của ngân hàng cho bên thứ ba, trường hợp mua bán nợ bằng đồng Việt Nam thì bên mua nợ phải sử dụng tài khoản bằng đồng Việt Nam để thực hiện thanh toán. Nếu bên mua nợ là người không cư trú thì được sử dụng tài khoản bằng ngoại tệ mở tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài để thanh toán (khoản 2 Điều 1). Trường hợp VAMC sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua khoản nợ xấu bằng ngoại tệ của ngân hàng, tỷ giá được áp dụng để quy đổi sang VND sẽ là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố (nếu đó là nợ xấu bằng ngoại tệ) hoặc tỷ giá chéo (nếu là nợ xấu bằng ngoại tệ khác). Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2020. Bãi bỏ các khoản 6, 9, 26, 27 và 38 Điều 1 Thông tư số 14/2015/TT-NHNN |
![]() |
15/8/2017 | Bổ sung quy định về mua bán nợ xấu của ngân hàng ![]() (Thông tư số 09/2017/TT-NHNN)
Thông tư bổ sung các quy định liên quan đến phương thức bán nợ xấu được mua theo giá thị trường; điều kiện sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ xấu mua theo giá thị trường. Xem thêm Theo đó, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được tự quyết định việc bán nợ xấu đã mua theo giá thị trường bằng một trong ba phương thức: bán trực tiếp; đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh. Nếu thuộc các trường hợp sau đây thì được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ xấu đã mua theo giá thị trường: - Khoản nợ xấu được bán với giá thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ tại Công ty Quản lý tài sản vào thời điểm xử lý rủi ro. - Khách hàng vay (con nợ) là tổ chức đã giải thể, phá sản; cá nhân chết, mất tích. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2017. Các quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3, khoản 2 Điều 23, khoản 3, 4, 5 Điều 26, điểm d khoản 3 Điều 47b, điểm c khoản 4a, khoản 4b Điều 50 Thông tư 19/2013/TT-NHNN Bãi bỏ khoản 13, 15, 34, 39 Điều 1 Thông tư số 14/2015/TT-NHNN |
![]() |
15/10/2015 | Sửa đổi Quy chế mua bán nợ xấu giữa VAMC với các ngân hàng ![]() (Thông tư số 14/2015/TT-NHNN
![]() Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2015. Xem thêm Đối với trái phiếu đặc biệt đã thực hiện thanh toán trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà khoản nợ xấu chưa được thu hồi đầy đủ (bao gồm gốc, lãi và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến khoản nợ) theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp, Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Thông tư này |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
15/8/2022 | Hướng dẫn hạch toán kế toán đối với hoạt động kinh doanh mua bán nợ
(Công văn số 8062/BTC-QLKT)
Công văn hướng dẫn một số quy định liên quan đến việc hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh mua bán nợ, bao gồm: Xem thêm 1. Tài khoản hạch toán kế toán khi mua và bán khoản nợ 2. Hạch toán các chi phí phát sinh từ việc mua khoản nợ 3. Trích lập dự phòng cho hoạt động kinh doanh mua bán nợ 4. Hạch toán kế toán khi giảm khoản đầu tư mua nợ 5. Xác định doanh thu, chi phí Theo đó, tùy mục đích mua lại khoản nợ, doanh nghiệp sẽ hạch toán vào các tài khoản khác nhau. Nếu mua để bán lại thì hạch toán giá trị khoản nợ vào tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh; nếu mua để chờ đến ngày đáo hạn thì hạch toán giá trị khoản nợ vào tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Thông tư 200/2014/TT-BTC Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua khoản nợ như phí môi giới, phí giao dịch... được ghi nhận vào giá gốc khoản nợ. Trường hợp doanh nghiệp mua nợ để chờ đến ngày đáo hạn thì không được trích lập dự phòng tổn thất đầu tư, nếu phát sinh tổn thất (giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn giá trị ghi sổ kế toán) thì hạch toán vào chi phí tài chính. Ngược lại, nếu doanh nghiệp mua nợ để kinh doanh bán lại và có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá thị trường bị giảm so với giá trị ghi sổ thì được trích lập dự phòng và tính vào chi phí tài chính. |
THAM KHẢO | ||
![]() |
29/7/2021 | Phí môi giới mua bán nợ chịu thuế GTGT 10%
(Công văn số 2876/TCT-DNL)
Theo Tổng cục Thuế, trường hợp Sàn giao dịch nợ của VAMC phát sinh doanh thu từ thu phí đăng ký thành viên Sàn giao dịch và từ hoạt động tư vấn, môi giới mua bán nợ thì phải kê khai nộp thuế GTGT với thuế suất 10%. |
![]() |
18/5/2021 | Bán nợ có phải trích nộp thuế?
(Công văn số 4771/CTTPHCM-TTHT)
Theo Cục thuế TP. HCM, hoạt động bán nợ chỉ được miễn thuế GTGT theo điểm đ khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC Bên mua nợ khi nhận được khoản tiền thu hồi nợ thì lập chứng từ thu, khai nộp thuế TNDN theo quy định và được hạch toán các chi phí đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC Trường hợp bên mua nợ trả lại một phần nợ đã mua cho bên bán thì phải lập hóa đơn theo quy định. |
![]() |
27/8/2018 | Mua bán nợ giữa Công ty và Chi nhánh có được miễn thuế GTGT? ![]() (Công văn số 3300/TCT-DNL)
Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC Tuy nhiên, trường hợp Chi nhánh chuyển giao toàn bộ tài sản, công nợ cho Công ty mẹ dưới hình thức hợp đồng mua bán tài sản công nợ hoặc thỏa thuận chuyển giao tài sản, công nợ thì đây không phải là hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nên không được miễn khai thuế GTGT. Đối với các khoản lỗ lũy kế (nếu có) của Chi nhánh chuyển giao cho Công ty mẹ theo hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận chuyển giao nêu trên cũng không thuộc các trường hợp được phép chuyển lỗ liên tục 5 năm theo quy định tại Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC |
![]() |
7/1/2016 | Mua bán nợ có được trích lập dự phòng nợ khó đòi?
(Công văn số 58/TCT-CS)
Theo Công văn này, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mua bán nợ có một số khoản nợ mua về nhưng chưa bán được hoặc bán được nhưng đến hạn thanh toán mà chưa thu được tiền thì đều được coi là khoản nợ phải thu Xem thêm Theo đó, nếu khoản nợ này đáp ứng điều kiện là "nợ khó đòi" theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC |
![]() |
21/8/2012 | Mua bán nợ giữa các ngân hàng được miễn thuế GTGT
(Công văn số 6335/CT-TTHT)
Theo quy định tại điểm d Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC Theo đó, việc mua bán nợ giữa các ngân hàng cũng thuộc diện được miễn thuế GTGT. Khi thu tiền bán nợ, ngân hàng phải lập hóa đơn GTGT nhưng dòng thuế suất, tiền thuế GTGT không ghi, gạch chéo. Doanh thu bán nợ này, ngân hàng kê khai tại Mục I Phụ lục 01-1/GTGT, Thông tư số 06/2012/TT-BTC |
XỬ PHẠT / KHUYẾN CÁO | ||
![]() |
1/7/2018 | Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp về nợ xấu của ngân hàng ![]() (Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP)
Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn; việc nộp đơn, thụ lý đơn khởi kiện; ủy quyền khởi kiện, ủy quyền tham gia tố tụng, kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng và xử lý tài sản bảo đảm trong quá trình tòa án giải quyết tranh chấp về nợ xấu của ngân hàng. Xem thêm Theo đó, các tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nếu đáp ứng điều kiện tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn tại Nghị quyết này thì được giải quyết theo thủ tục rút gọn (Điều 3). Hình thức, nội dung đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự, Mẫu số 23-DS ban hành tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP Đặc biệt, theo Điều 7 Nghị quyết, bên mua lại khoản nợ xấu của ngân hàng hoặc nợ có nguồn gốc từ nợ xấu của ngân hàng sẽ được kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bên bán. Đối với tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, nếu đây là tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đang trong quá trình làm thủ tục phá sản thì ngân hàng, bên mua nợ xấu không có quyền thu giữ. Việc xử lý tài sản này được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản (khoản 1 Điều 8). Tuy nhiên, nếu đây tài sản của bên thứ ba mà bên được bảo đảm là doanh nghiệp đang trong quá trình làm thủ tục phá sản thì ngân hàng, bên mua nợ xấu có quyền thu giữ và xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị Tòa án giải quyết trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản (khoản 2 Điều 8). Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018 đến ngày Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 hết hiệu lực thi hành. |