LuatVietnam

Mua nhà chung trước khi kết hôn, có được chia khi ly hôn?

Cập nhật 6/2/2023 | Đăng tải: LVN.5631

hoi Thanh Trâm
Lúc yêu nhau vợ chồng anh trai tôi có góp tiền mua căn nhà, đứng tên chị dâu. Trong quá trình sống chung, chị học lên cao, nghỉ sinh con, một mình anh đi làm lo kinh tế.
Bây giờ chị dâu ngoại tình, anh tôi muốn ly hôn nhưng chị "lật mặt" không chịu chia 1/3 giá trị căn nhà như thoả thuận trước đó. Đến cái xe máy anh đang chạy chị cũng đòi. Nếu sự việc đưa ra toà thì anh tôi có được chia tài sản từ cái nhà đó không?

luat Luật sư Phan Huy Thái Nguyên - Công ty Đông Phương Luật:

Về nguyên tắc, trước hôn nhân mà 2 người cùng góp tiền mua nhà thì cả 2 đều là chủ sở hữu căn nhà. Trường hợp này được xác định là sở hữu chung theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, phần sở hữu của anh và chị bạn sẽ tương xứng với phần đóng góp của mỗi người.

Căn nhà này là tài sản được hình thành trước thời kỳ hôn nhân nhưng chỉ đứng tên chị dâu. Tuy nhiên, bạn lại chưa cho chúng tôi biết kể từ thời điểm tạo lập căn nhà đến khi kết hôn và trong quá trình chung sống anh chị bạn có lập một thỏa thuận nào đối với việc sở hữu căn nhà này hay không?

Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Hôn nhân Gia đình 2014, thì tài sản riêng của vợ hoặc chồng bắt buộc phải hình thành từ tài sản riêng của người đó, chứ không căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà này đứng tên ai.

Trên thực tế, các bên có thể cùng nhau đóng góp tạo lập căn nhà nhưng có thỏa thuận "đây là tài sản chung" và chỉ có một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu thì đây vẫn là tài sản chung của cả hai. Bởi pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận xác lập quyền sở hữu của mình theo Điều 208 Bộ luật Dân sự 2015 (quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán).

Giả sử tại thời điểm tạo lập, anh chị bạn có thỏa thuận như trên, hoặc không có thỏa thuận này nhưng sau khi kết hôn các bên mới thỏa thuận sáp nhập và công nhận là tài sản chung, thì đây vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng.

Trường hợp không có thỏa thuận nào thì anh bạn cũng có thể chứng minh quyền sở hữu tài sản của mình thông qua tỷ lệ đóng góp tiền mua căn nhà tại thời điểm tạo lập nó. Cụ thể là các chứng từ chứng minh số tiền anh bạn đã góp, hoặc các chứng cứ khác chứng minh có sự đóng góp công sức tạo lập căn nhà...

Việc có được tòa chia tài sản hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào việc chứng minh của anh bạn.

Nguồn: VNExpress
Xem thêm

Hôn nhân - Gia đình

otvet Đăng ký kết hôn có cần nộp giấy xác nhận nơi cư trú?
otvet Mất giấy đăng ký kết hôn, xin trích lục hay cấp lại?
otvet Có con với người khác trong thời gian ly thân có thể bị phạt tù
otvet Vợ/chồng trộm tài sản riêng của nhau có thể bị xử lý hình sự
otvet Thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú
otvet Các nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn
otvet Mua nhà chung trước khi kết hôn, có được chia khi ly hôn?
otvet Đất hưởng thừa kế trước khi kết hôn có bị chia khi ly hôn?
otvet Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
otvet Đăng ký kết hôn online vẫn phải trình diện tại phường
otvet Thủ tục tặng nhà cho con làm tài sản riêng
otvet Điều kiện giành quyền nuôi con
otvet Xin xác nhận tình trạng hôn nhân có cần giấy tờ chứng minh nơi cư trú?
otvet Thay đổi CMND hoặc hộ chiếu có cần cải chính giấy kết hôn?
otvet Vợ trộm tiền của chồng có bị khép tội trộm cắp?
otvet Có thể khởi kiện nếu tranh chấp về thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn
otvet Khi nào được miễn nộp giấy xác nhận nơi cư trú khi đăng ký kết hôn?
otvet Có thể xin cấp lại giấy xác nhận độc thân nếu bị mất
otvet Quan hệ vợ chồng chưa bị chấm dứt nếu chỉ mới ly thân
otvet Ly hôn bằng miệng có được công nhận giá trị pháp lý?