Lược đồ | Quảng cáo thuốc Tổng số 12 bản ghi | Cập nhật đến: 18-Jan-2023 |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
23/12/2022 | Quy trình thẩm định trực tuyến nội dung quảng cáo thuốc
(Quyết định số 844/QĐ-QLD)
Quyết định ban hành mới Quy trình thẩm định hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc/quảng cáo thuốc trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.dav.gov.vn (mã số QT.KD.33.01). Xem thêm Quy trình này áp dụng cho các trường hợp: 1. Thẩm định đối với nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận trên các phương tiện quảng cáo như báo nói, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác có âm thanh, hình ảnh chuyển động 2. Thẩm định đối với nội dung thông tin thuốc, quảng cáo thuốc trên các phương tiện quảng cáo khác. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. |
![]() |
16/10/2009 | Đính chính điều khoản về tiếp nhận hồ sơ quảng cáo thuốc theo Thông tư 13/2009/TT- BYT ![]() (Quyết định số 3814/QĐ-BYT)
Khoản 6, Điều 30 Thông tư số 13/2009/TT- BYT được sửa lại là : “Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Giấy tiếp nhận, nếu Cục Quản lý dược không có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn vị được quyền thông tin, quảng cáo như nội dung đã đăng ký”. Xem thêm Tại khoản 7, Điều 30 sửa lại là : “Trường hợp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc chưa đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định của Thông tư này thì trong vòng 10 ngày làm việc, Cục Quản lý dược có công văn thông báo cho đơn vị đăng ký thông tin, quảng cáo bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ”. Điểm b, khoản 8, Điều 30 Thông tư số 13/2009/TT- BYT sửa lại là : “…Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được nội dung thông tin, quảng cáo đã sửa đổi, bổ sung nếu Cục Quản lý dược không có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn vị được thông tin, quảng cáo như nội dung đã sửa đổi”. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2009. |
THAM KHẢO | ||
![]() |
27/9/2022 | Quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng vẫn đang bị kiểm soát chặt chẽ
(Công văn số 4837/BTTTT-VP)
Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết đã nắm được thực trạng quảng cáo thực phẩm "thần y", "thần dược", thổi phồng công dụng... tràn lan trên mạng xã hội thời gian qua và Bộ cũng đã triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh gồm: Xem thêm - Chấn chỉnh các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới vào Việt Nam, các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Google... và yêu cầu họ kiểm duyệt chặt chẽ giấy xác nhận nội dung quảng cáo, không để tái diễn tình trạng đăng, phát quảng cáo vi phạm. - Yêu cầu cơ quan báo chí, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội, trang thông tin điện tử, doanh nghiệp quảng cáo của Việt Nam rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, vị trí quảng cáo. - Phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để xác minh sự phù hợp của nội dung quảng cáo thực tế so với giấy xác nhận; cung cấp cho Thanh tra Bộ Y tế thông tin về chủ thể vi phạm về quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kịp thời xử lý. Tuy nhiên, Bộ Thông tin & Truyền thông cho rằng, vi phạm trong hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng ngày càng phức tạp nên cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan an ninh điều tra, cơ quan quản lý thị trường... để xử lý đồng bộ trong thời gian sớm nhất. |
![]() |
8/1/2021 | Thay đổi địa chỉ website nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc
(Công văn số 49/QLD-ĐK)
Kể từ ngày 81/1/2021, Cục Quản lý Dược bắt đầu tiếp nhận hồ sơ mới về việc xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc tại website https://dichvucong.dav.gov.vn/Phòng đăng ký thuốc/Xác nhận nội dung thông tin thuốc (TT-52) hoặc Xác nhận nội dung quảng cáo thuốc (TT-53). Xem thêm Website http://ttqc.dav.gov.vn:8080/thongtinthuoc sẽ ngưng tiếp nhận hồ sơ từ sau ngày 01/02/2021. Tải về tài liệu hướng dẫn tại đây |
![]() |
20/8/2018 | Từ 1/9/2018, hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo thuốc phải nộp trực tuyến ![]() (Công văn số 16223/QLD-TT)
Theo Công văn này, kể từ ngày 1/9/2018, Cục Quản lý Dược chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc dưới hình thức trực tuyến (tức sẽ dừng tiếp nhận hồ sơ giấy). Xem thêm Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến: http://125.212.203.66/thongtinthuoc/ hoặc truy cập vào mục "Hệ thống xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc" trên website Cục Quản lý Dược (địa chỉ http://dav.gov.vn). Trường hợp có thay đổi địa chỉ sẽ được thông báo. Cách thức thực hiện: - Đăng ký tài khoản tại "Hệ thống xác thực tập trung" (địa chỉ http://125.212.203.66:8082/sso/homepage.zul?action=new), nếu chưa được Cục Quản lý Dược cấp tài khoản. - Sau khi có tài khoản, tiến hành đăng nhập và nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại mục Tài liệu hướng dẫn sử dụng Hệ thống cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc. Phí thẩm định hồ sơ được nộp vào tài khoản của Cục Quản lý Dược, số tài khoản: 84668688, tại VPBANK - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Hội sở. |
XEM THÊM | ||
![]() |
4/10/2013 | [Hợp nhất] - Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc
(Thông tư số 05/TTHN-BYT)
Thông tư này hợp nhất các sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 45/2011/TT-BYT |
XỬ PHẠT / KHUYẾN CÁO | ||
![]() |
1/1/2014 | Cấm sử dụng hình ảnh người bệnh khi quảng cáo thuốc ![]() (Nghị định số 181/2013/NĐ-CP
![]() Nghị định này quy định chi tiết việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt; quy định về quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới; về quy hoạch quảng cáo ngoài trời; và thủ tục thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Công ty quảng cáo nước ngoài. Xem thêm Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nêu tại Nghị định này bao gồm: 1. Thuốc; 2. Mỹ phẩm; 3. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm; 4. Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong gia dụng và y tế; 5. Trang thiết bị y tế 6. Sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ; 7. Dịch vụ khám, chữa bệnh; 8. Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y; 9. Phân bón, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi Theo đó, Nghị định nghiêm cấm sử dụng các thông tin, hình ảnh sau đây trong quảng cáo thuốc: hình ảnh người bệnh; hình ảnh, tên của thầy thuốc; và sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014; thay thế Nghị định số 24/2003/NĐ-CP |
![]() |
18/1/2023 | Sẽ tăng cường xử phạt các website, sàn TMĐT vi phạm trong quảng cáo thuốc
(Công văn số 286/BYT-QLD)
Công điện yêu cầu các Bộ phối hợp với Bộ Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các trang mạng, website, sàn giao dịch thương mại điện tử,... vi phạm trong quảng cáo thuốc gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Xem thêm Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải thuốc; quảng cáo thuốc chưa được phép lưu hành; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan thẩm quyền xác nhận nội dung; đặc biệt có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter,...các nền tảng quảng cáo trên google ads như youtube, coccoc, chrome,... Phía Bộ Công thương sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp, đặc biệt sẽ có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử vi phạm. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì được yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng. |
![]() |
11/8/2022 | Sẽ tiếp tục siết chặt các quảng cáo thuốc sai sự thật
(Công văn số 4177/BTTTT-VP)
Bộ Thông tin & Truyền thông cho rằng đã biết và triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng vượt quá công dụng trên truyền hình cũng như mạng xã hội. Xem thêm Chẳng hạn đã áp dụng các giải pháp sau: - Chấn chỉnh hoạt động của các công ty quảng cáo nước ngoài, các mạng xã hội nước ngoài (như google, facebook) và yêu cầu họ kiểm duyệt chặt chẽ các bài quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng đảm bảo phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Bộ Y tế, đồng thời gỡ bỏ, ngăn chặn các bài quảng cáo vi phạm. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Y tế (cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan thanh tra) để kiểm tra xác minh sự phù hợp của bài quảng cáo so với giấy xác nhận, kịp thời xử lý website quảng cáo sai sự thật. - Đề nghị cơ quan báo chí, các doanh nghiệp thiết lập website, mạng xã hội rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; cân nhắc dừng hợp tác với các mạng lưới quảng cáo tiếp tục vi phạm. Tuy nhiên, theo Bộ Thông tin & Truyền thông, hành vi quảng cáo sai công dụng, thổi phòng công dụng của thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng ngày càng phức tạp nên cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng mới có thể xử lý đồng bộ trong thời gian sớm. |
![]() |
20/7/2022 | Các quảng cáo thuốc sai công dụng sẽ bị "cắt sóng" ![]() (Thông báo số 211/TB-VPCP)
Nhằm chấn chỉnh tình trạng vi phạm trong quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình (như thổi phòng công dụng, quảng cáo sai sự thật, gây phản cảm...), Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ nội dung quảng cáo của các thuốc, thực phẩm chức năng đã xác nhận để dừng các quảng cáo có vi phạm. Read more Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu ngành Y tế phải rà soát, chịu trách nhiệm xác nhận nội dung chuyên môn liên quan đến các loại thuốc, thực phẩm chức năng trước khi cho phát hành quảng cáo, đồng thời công khai nội dung đã xác nhận trên Cổng điện tử để các cơ quan thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp quảng cáo,... có căn cứ đối chiếu thực hiện. |
HẾT HIỆU LỰC | ||
![]() |
11/12/2017 | Giảm phí thẩm định nội dung quảng cáo thuốc còn 1,6 triệu/hồ sơ
(Thông tư số 114/2017/TT-BTC
![]() Thông tư điều chỉnh giảm phí thẩm định nội dung quảng cáo thuốc, mỹ phẩm từ 1,8 triệu còn 1,6 triệu đồng/hồ sơ. Xem thêm Ngoài ra, Thông tư còn bãi bỏ 02 loại phí, gồm: phí thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu dược liệu, vị thuốc cổ truyền (200.000 đồng/mặt hàng) và phí thẩm định hồ sơ cấp thẻ người giới thiệu thuốc (200.000 đồng/hồ sơ). Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2017. |
![]() |
16/10/2009 | Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc ![]() (Thông tư số 13/2009/TT-BYT
![]() Thông tư này quy định về điều kiện thông tin, quảng cáo thuốc; hồ sơ, thủ tục đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thông tin quảng cáo thuốc tại Việt Nam. Theo thông tư này, tiếng nói và chữ viết dùng trong thông tin, quảng cáo là tiếng Việt, trừ một số từ ngữ đã được quốc tế hóa hoặc thương hiệu, từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt. Cỡ chữ nhỏ nhất trong thông tin, quảng cáo thuốc phải tương đương cỡ chữ VnTime 11pt. Xem thêm Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2009, bãi bỏ Quyết định số 2557/2002/QĐ-BYT và Thông tư số 12/2002/TT- BYT. |