Nghị định quy định chi tiết các nội dung sau đây của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022:
- Nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền;
- Các trường hợp nhận biết khách hàng có dấu hiệu, giao dịch đáng ngờ;
- Tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; tiêu chí xác định giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp;
- Quy trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước;
- Căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.
Đáng chú ý, Điều 6 Nghị định này có quy định các mức giá trị giao dịch lớn đáng ngờ (có dấu hiệu rửa tiền), gồm: (i) khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong 6 tháng liên tục nay thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản từ 400 triệu đồng trở lên trong một ngày; (ii) khách hàng chơi trò chơi điện tử, casino, xổ số, đặt cược có giao dịch từ 70 triệu đồng trở lên trong ngày; (iii) khách hàng sử dụng tiền mặt mua hoặc bán kim khí quý, đá quý từ 400 triệu đồng trở lên trong một ngày. Quy định về các mức giá trị giao dịch lớn tại Điều này có hiệu lực từ ngày 1/12/2023.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thay thế Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 (trừ quy định về mức giá trị giao dịch tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 3 hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2023); Nghị định số 87/2019/NĐ-CP
ngày 14/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP
ngày 04/10/2013.
Văn bản phụ thuộc |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 28-Apr-2023 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5692 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Dòng thời gian |