Lược đồ | Xử lý kỷ luật lao động Tổng số 13 bản ghi | Cập nhật đến: 14-Dec-2020 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT | ||
![]() |
12/3/2019 | Bằng mọi cách phải gởi được thông báo cuộc họp xử lý kỷ luật cho người lao động ![]() (Công văn số 138/QHLĐTL-CSLĐ)
Theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP Khi nhận được thông báo về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, đại diện công đoàn và người lao động phải phản hồi việc xác nhận tham dự cuộc họp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Theo Bộ Lao động, Công ty phải bố trí thời điểm tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động sao cho phù hợp sau khi có xác nhận tham dự của đại diện công đoàn và người lao động. Đồng thời, Công ty có trách nhiệm tìm các biện pháp liên hệ để người lao động và các thành phần liên quan nhận được thông báo theo quy định. Về nguyên tắc, khi xử lý kỷ luật lao động bắt buộc phải có sự tham gia của công đoàn và có mặt của người lao động (điểm b, điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 |
![]() |
13/1/2015 | Gây thiệt hại chưa hẳn đã phải xử lý kỷ luật ![]() (Công văn số 133/LĐTBXH-PC)
Theo Công văn này, doanh nghiệp không được vận dụng khoản 1 Điều 130 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 Khoản 1 Điều 130 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 Theo Điều 119, khoản 3 Điều 128 Bộ luật Lao động, doanh nghiệp phải cụ thể hóa các hành vi vi phạm, biện pháp xử lý kỷ luật lao động trong Nội quy lao động và chỉ được xử lý kỷ luật lao động đối với các hành vi vi phạm có ghi trong Nội quy này |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
12/6/2012 | Xử lý kỷ luật lao động, không có ngoại lệ dành cho Trưởng/Phó phòng
(Công văn số 1914/LĐTBXH-LĐTL)
Theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 41/1995/NĐ-CP Theo đó, các chức danh từ Trưởng phòng trở xuống trong công ty Nhà nước thuộc đối tượng ký kết hợp đồng lao động nên việc xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/CP nêu trên. Nghị định này đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP |
![]() |
12/4/2010 | Doanh nghiệp có thể tự quy định giá trị bồi thường về tài sản, bí quyết công nghệ
(Công văn số 1101/LĐTBXH-LĐTL)
Theo hướng dẫn tại văn bản này, doanh nghiệp có thể căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị để quy định cụ thể mức giá trị tài sản bị trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại được coi là nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của đơn vị trong nội quy lao động làm cơ sở để xử lý kỷ luật lao động phù hợp với mức độ vi phạm của người lao động khi họ vi phạm một trong các trường hợp quy định tại tiết a khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động. Read more |
![]() |
7/9/2009 | Bị kỷ luật lao động sẽ không được xét nâng bậc lương sớm
(Công văn số 3328/LĐTBXH-LĐTL)
Theo hướng dẫn tại văn bản này, các tiêu chuẩn và điều kiện nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm được quy định tại Thông tư số 18/2008/TT-BLĐTBXH |
![]() |
9/6/2008 | Về việc tính thời gian công tác đối với người bị kỷ luật lao động
(Công văn số 2022/LĐTBXH-BHXH)
Theo quy định tại điểm B khoản 14 mục II Thông tư số 13/NV ngày 04/09/1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động TBXH) thì thời gian công nhân, viên chức đã bị kỷ luật buộc phải thôi việc hoặc đã bị án tù ngồi và sau lại được trở lại làm việc thì khoảng thời gian trước khi bị kỷ luật không được tính vào thời gian công tác liên tục để hưởng Bảo hiểm Xã hội |
![]() |
8/2/2006 | Hướng dẫn xử lý kỷ luật lao động đối với cán bộ, công chức
(Thông tư số 03/2006/TT-BNV)
Một trong số các đối tượng áp dụng thông tư này là bao gồm các cán bộ, công chức được điều động sang giữ các chức vụ tại các doanh nghiệp như: Chủ tịch/ûy viên Hội đồng quản trị, Tổng/Phó tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần. Thông tư cụ thể hóa một số trường hợp vi phạm mà theo đó các cán bộ, công chức này sẽ xử bị xử lý kỷ luật đồng thời hướng dẫn các hình thức kỷ luật mà Hội đồng kỷ luật sẽ xem xét và áp dụng. |
XEM THÊM | ||
![]() |
14/12/2020 | [Hợp nhất] - Chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
(Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BGTVT)
Văn bản hợp nhất các sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 28/2020/TT-BGTVT |
![]() |
12/8/2019 | Về trình tự xử lý kỷ luật lao động
(Công văn số 3458/LĐTBXH-PC)
Liên quan đến trình tự xử lý kỷ luật lao động, trước ngày 15/12/2018 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP Kể từ ngày 15/12/2018 trở đi thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP |
HẾT HIỆU LỰC | ||
![]() |
1/2/2014 | Chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
(Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT
![]() Thông tư này chỉ áp dụng đối với các chức danh nhân viên hàng không, bao gồm: Read more a) Thành viên tổ lái; b) Giáo viên huấn luyện bay; c) Tiếp viên hàng không; d) Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay; đ) Nhân viên không lưu; e) Nhân viên thông báo tin tức hàng không; g) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; h) Nhân viên khí tượng hàng không; i) Nhân viên điều độ, khai thác bay; k) Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng; l) Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không; m) Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; n) Nhân viên an ninh hàng không; o) Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2014. |
![]() |
11/10/2003 | Hướng dẫn việc lập hồ sơ xử lý kỷ luật lao động ![]() (Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH
![]() Thông tư này hướng dẫn về trình tự xây dựng và đăng ký nội quy lao động; hướng dẫn lập hồ sơ xử lý kỷ luật lao động Read more Thông tư đính kèm các biểu mẫu sau: - Mẫu biên bản tường trình về diễn biến sự việc xảy ra dẫn đến việc kỷ luật lao động - Mẫu Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động - Mẫu Quyết định về việc thi hành kỷ luật lao động - Mẫu Quyết định tạm đình chỉ công việc Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Công văn số 3155/LĐTBXH-CV ngày 19/8/1995 |
![]() |
15/5/2003 | Quy định việc đăng ký nội quy và xử lý kỷ luật lao động ![]() (Nghị định số 33/2003/NĐ-CP
![]() Nghị định sửa đổi một số điều về việc đăng ký nội quy lao động của Bộ Luật Lao động; Việc áp dụng các hình thức xử lý, vi phạm kỷ luật lao động theo điều 84, 85 của Bộ Luật Lao động; Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Read more Nghị định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. |
![]() |
6/7/1995 | Quy định chung về xử lý kỷ luật lao động ![]() (Nghị định số 41/1995/NĐ-CP
![]() Kỷ luật lao động theo Khoản 1 Điều 82 của Bộ Luật Lao động bao gồm những quy định về: Read more 1. Chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; 2. Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; 3. Chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động; 4. Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao. |